Ăn gì khi bị viêm đường tiết niệu?

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Viêm đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra do sự phát triển của vi khuẩn ở các cơ quan trong hệ tiết niệu, bao gồm bàng quang, thận và niệu đạo. Viêm đường tiết niệu thường kèm theo các triệu chứng như thường xuyên muốn đi tiểu, đau rát khi đi tiểu. Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo quy định, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh điều chỉnh lại chế độ ăn uống để ngăn ngừa kích thích đường tiết niệu, giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Sữa chua và các sản phẩm lên men

Sữa chua và các sản phẩm lên men khác có chứa vi khuẩn "tốt" như Lactobacilli và Bifidobacteria.

Sữa chua và các sản phẩm lên men khác có chứa vi khuẩn “tốt” như Lactobacilli và Bifidobacteria.

Sữa chua và các sản phẩm lên men khác có chứa vi khuẩn “tốt” như Lactobacilli và Bifidobacteria. Theo cuốn “Healthy Foods” của Mark và Myrna Goldstein, các vi khuẩn giúp tăng cường đường tiết niệu. Những vi khuẩn này cũng có lợi cho việc hình thành hàng rào bảo vệ vi khuẩn từ âm đạo đến khu vực bàng quang, giúp giảm các triệu chứng viêm đường tiết niệu.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C, còn được gọi là acid ascorbic, thường được sử dụng để chống lại các triệu chứng viêm đường tiết niệu vì nó giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn E. coli, làm giảm axit trong nước tiểu và ngăn chặn viêm đường tiết niệu tái phát. Thực phẩm có chứa nhiều vitamin C bao gồm  cam, bắp cải, súp lơ, cà chua, quả mọng màu đỏ, kiwi, bông cải xanh, rau bina, ổi và bưởi. Theo khuyến cáo, người bị viêm đường tiết niệu cần khoảng 5.000 mg vitamin C mỗi ngày để thúc đẩy quá trình chữa bệnh.
Quả nam việt quất và quả việt quất

Theo một bài báo trên New York Time (2008), uống 2 ly nước ép nam việt quất mỗi ngày làm giảm mức độ nghiêm trọng và số lượng người bị viêm đường tiết niệu ở nữ giới.

Theo một bài báo trên New York Time (2008), uống 2 ly nước ép nam việt quất mỗi ngày làm giảm mức độ nghiêm trọng và số lượng người bị viêm đường tiết niệu ở nữ giới.

Theo một bài báo trên New York Time (2008), uống 2 ly nước ép nam việt quất mỗi ngày làm giảm mức độ nghiêm trọng và số lượng người bị viêm đường tiết niệu ở nữ giới. Cũng giống như nam việt quất, quả việt quất chứa những hợp chất thực vật gọi là proanthocyanidins, ngăn E. coli xâm nhập vào những tế bào ở đường tiết niệu. Chúng cũng chứa các chất chống oxy hoá hệ thống tăng cường miễn dịch.
Thực phẩm không có đường
Trong cuốn sách “Healthy Foods,” tác giả Myrna và Mark Goldstein đề nghị hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có đường để ngăn chặn sự sinh sản của vi khuẩn trong hệ thống đường tiết niệu. Thay vì tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều đường chế biến sẵn như đồ uống có ga, bánh ngọt và bánh quy, hãy chọn các loại thực phẩm không đường hoặc ít đường như trái cây, nước và ngũ cốc nguyên hạt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital