Ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm là điều mà người bệnh cần quan tâm. Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp duy trì và tăng cường sức khỏe xương khớp từ đó cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Menu xem nhanh:
1. Gợi ý: Ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm?
1.1. Ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm? – Thực phẩm giàu protein
Protein là thành phần cần thiết trong xương giúp hình thành cấu trúc của cơ thể. Chính vì vậy, việc cung cấp protein hàng ngày cho cơ thể vô cùng quan trọng đặc biệt với những người mắc bệnh xương khớp. Chất dinh dưỡng này giúp duy trì, sửa chữa những tổn thương ở xương, sụn.
Những loại thực phẩm giàu protein có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày như:
– Các loại thịt: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, …
– Các loại rau củ có đậu nành, đậu hà lan, trái bơ, bông cải xanh, …
– Trứng, sữa
– Các loại hạt, ngũ cốc, …
1.2. Ăn gì chữa thoát vị đĩa đệm? – Thực phẩm giàu Omega 3
Axit béo Omega-3 hỗ trợ cơ thể sửa chữa phần sụn và bao xơ đĩa đệm bị tổn thương do thoái hóa. Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên bổ sung lượng Omega-3 cần thiết thông qua cá hồi, cá thu, cá cơm, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, …
1.3. Thực phẩm giàu canxi
Canxi giúp đảm bảo mật độ khoáng xương, ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương. Loãng xương khiến xương yếu, dễ gãy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc toàn bộ khung xương đặc biệt là cột sống.
Điều này tạo điều kiện cho thoái hóa cột sống trầm trọng, gây khó khăn khi điều trị thoát vị đĩa đệm. Do đó, người bệnh nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu canxi gồm:
– Sữa chua
– Phô mai
– Cải xoăn
– Cải ngọt
– Các loại cá
– Đậu phụ
1.4. Thực phẩm chứa vitamin D
Vitamin D là chất trung gian giúp cơ thể hấp thu canxi dễ dàng, do đó loại vitamin này rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển xương. Những thực phẩm có hàm lượng vitamin D cao bao gồm lòng đỏ trứng, cá hồi, cá trích, tôm, nấm, ngũ cốc, yến mạch, …
1.5. Thực phẩm chứa vitamin C
Vitamin C có vai trò như chất chống oxy hóa, giúp chữa lành cơ, gân, dây chằng và đĩa đệm bị tổn thương đồng thời giữ cho xương chắc khỏe hơn. Bạn có thể bổ sung vitamin C qua các loại rau, củ, quả như cam, quýt, cà chua, dâu tây, kiwi, bông cải xanh, ớt chuông, khoai lang, …
1.6. Thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp lưu thông tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình chữa lành các mô tổn thương. Do đó, nếu đang mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm sau đây:
– Rau bina
– Cải xoăn
– Các loại hạt
– Tôm
– Quả bơ
Bên cạnh xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh nên thăm khám để được tư vấn phác đồ điều trị cũng như chế độ sinh hoạt hợp lý. Tránh lơ là điều trị khiến bệnh trở nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
2. Giải đáp: Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì?
Ngoài những thực phẩm người bệnh nên tăng cường bổ sung thì cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm sau đây:
2.1. Kiêng chất béo và thực phẩm nhiều đạm
Các loại thực phẩm nhiều đạm và chất béo làm tăng quá trình đào thải canxi qua thận đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ loãng xương do bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Những thực phẩm giàu chất đạm và chất béo người bệnh nên hạn chế bao gồm:
– Thịt bò
– Thịt dê
– Đồ ăn nhanh
– Thực phẩm đóng hộp
– Các món chiên xào rán nhiều dầu mỡ, gia vị, chất phụ gia
2.2. Loại bỏ hoàn toàn rượu, bia, đồ uống có cồn và chất kích thích
Người bị thoát vị đĩa đệm nên hạn chế tối đa rượu, bia, cà phê, thuốc lá, … Việc lạm dụng nhiều sẽ khiến hàm lượng canxi và khoáng chất trong xương suy giảm, tăng nguy cơ loãng xương, đau mỏi lưng, vai gáy và nhiều vấn đề xương khớp khác. Chính vì vậy, khi đã mắc bệnh cần kiêng tuyệt đối những thứ này để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và biến xứng nghiêm trọng xảy ra.
2.3. Hạn chế thức ăn cay, nóng
Các đồ ăn chế biến với nhiều gia vị cay nóng làm các triệu chứng đau, nhức nghiêm trọng hơn đặc biệt với người bệnh thoát vị đốt sống cổ. Nếu ăn đồ cay, nóng trong thời gian dài khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu do sự hao hụt canxi và khoáng chất trong cơ thể.
2.4. Loại bỏ những loại thực phẩm chứa purin và fructose
Các loại thức ăn chứa hàm lượng purin và fructose lớn như thịt gia súc, gia cầm, cà muối, nội tạng động vật cần được hạn chế. Purin và fructose khi được đưa vào trong cơ thể kích thích phản ứng viêm ở khớp, làm cho triệu chứng ngày một nghiêm trọng.
3. Chuyên gia gợi ý người bệnh thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì?
3.1. Sữa đậu nành
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sữa đậu nành không chứa hàm lượng canxi cao nhưng loại sữa này có thể phòng ngừa loãng xương, hỗ trợ tích cực cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn chứa hoạt chất Genistein – một loại hormone estrogen thực vật quyết định độ chắc khỏe của xương.
3.2. Sữa bò
Một người trưởng thành cần được bổ sung khoảng 1000mg canxi mỗi ngày để đảm bảo cho sức khỏe xương khớp và quá trình trao đổi chất. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ canxi sẽ giúp tăng mật độ canxi trong xương, giảm quá trình loãng xương, hạn chế nguy cơ mắc bệnh về xương. Một trong những cách bổ sung canxi phổ biến là uống sữa bò hàng ngày.
4. Phòng ngừa
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể dự phòng từ sớm nếu áp dụng các biện pháp sau đây:
– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng sự dẻo dai cho xương khớp.
– Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh để tăng cân, béo phì.
– Không mang, khuân vác đồ vật quá nặng để tránh tổn thương cột sống.
– Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ, tăng cường bổ sung canxi và vitamin D cùng các chất dinh dưỡng tốt cho xương.
– Kiểm tra sức khỏe xương khớp và sức khỏe tổng thể định kỳ.
Ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng đau, tê vùng mông, đùi, chân; tây chân yếu đột ngột; đi lại khó khăn, … cần tới cơ sở y tế uy tín để được điều trị sớm.