Xương chậu hẹp có sinh thường được không? DỄ hay KHÓ

Xương chậu hẹp có sinh thường được không là băn khoăn của rất nhiều bà bầu và gia đình. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Xương chậu hẹp có sinh thường được không?

Xương chậu hẹp có sinh thường được không? Xương chậu nằm ở phần cuối của cột sống thắt lưng, nằm dưới thắt lưng bao quanh phần xương cột sống đoạn dưới. Xương chậu có hình cánh quạt gồm 4 bờ, 2 mặt và 4 góc, do 3 xương hợp thành: xương cánh chậu ở trên, xương mu ở trước, xương ngồi ở sau.

Khi từ bụng mẹ ra bên ngoài, thai nhi nhất định phải đi qua khung xương chậu. Cấu tạo của khung xương chậu hoàn chỉnh, cân đối và thường là đủ rộng để một thai nhi có thể tích trung bình có thể chui qua được dễ dàng. Thường do di chứng của bệnh còi xương từ nhỏ, viêm xương khớp, bại liệt… mà xương chậu của thai phụ hẹp, thai nhi khó để chui qua được.

Xương chậu hẹp có sinh thường được không? DỄ hay KHÓ

Khung xương bị hẹp thường là di chứng của bệnh còi xương từ bé

Một số trường hợp, khung chậu hẹp sinh thường được khi thai nhi nhẹ cân (Làm sao để biết bà bầu xương chậu hẹp?
Khung xương chậu hẹp hay gặp ở những bà mẹ nhỏ bé, thấp, chiều cao dưới 1,45m. Còn nếu khung xương bị biến dạng thì nhìn hình dáng bên ngoài hoặc quan sát dáng đi cũng có thể nhận biết được. Các phương pháp thăm khám bao gồm:

Hỏi bệnh sử

Xương chậu hẹp có sinh thường được không? DỄ hay KHÓ

Hỏi bệnh sử là bước đầu tiên và quan trọng

Đây là phần thăm khám đầu tiên và quan trọng. Bác sĩ có thể tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng xương chậu hẹp như: còi xương, suy dinh dưỡng, lao khớp háng, bại liệt, chấn thương…

Khám toàn thân:

Khám toàn thân thường thấy một sản phụ thấp bé Khám khung chậu:
Đo các đường kính ngoài của khung chậu sẽ thấy giảm đáng kể. Độ trám Michaelis sẽ thấy mất cân đối trong khung chậu lệch.

Xương chậu hẹp có sinh thường được không? DỄ hay KHÓ

Đo các đường kính ngoài của khung chậu (đại khung) sẽ thấy giảm đáng kể.

Đo các đường kính của tiểu khung đặc biệt quan trọng là nhô – hậu mu của eo trên sẽ thấy Chụp X- quang:
Chụp X – quang giúp bác sĩ biết chính xác eo trên có hẹp hay không. Khi chụp cho tia X đi thẳng góc với eo trên, phía dưới đặt một lưới có kẻ ô từng cm2 và để khoảng cách tia thích hợp. Bác sĩ sẽ đánh giá được tương đối chính xác các đường kính eo trên khung chậu.

Theo các chuyên gia, các bà bầu cần thăm khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là khi có các dấu hiệu bất thường như: đau khớp xương chậu kèm theo biểu hiện tê cứng chân, đau dai dẳng ở vùng chậu hông giữa hai mông, chân vòng kiềng dẫn đến chân to, mông xệ, khoảng cách giữa hai chân lớn là dấu hiệu của giãn xương chậu, cơn đau lan dần xuống đùi và có dấu hiệu teo cơ vùng mông đùi, khi quan hệ thấy đau, sốt hoặc rét run người, buồn nôn, choáng váng… cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín.

Trong quá trình theo dõi sự phát triển thai nhi, các bác sĩ sẽ đánh giá và tiên lượng cuộc sinh: nên sinh thường hay sinh mổ, nên sinh ở bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh hay tuyến trung ương. Và bên cạnh những hỗ trợ về y tế thì sự động viên tinh thần của người thân. Đặc biệt là người chồng cũng góp phần không nhỏ đến quá trình chuyển dạ của sản phụ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital