Xuất huyết đường tiêu hóa tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa
Xuất huyết đường tiêu hóa tên thường gọi là chảy máu đường tiêu hóa, đây là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá đi ra ngoài hoặc vào trong ống tiêu hoá. Bệnh thường gặp nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đe dọa tính mạng. Đặc biệt nếu xuất huyết tiêu hóa ở mức độ nặng người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Xuất huyết đường tiêu hóa và nguyên nhân gây xuất huyết

Xuất huyết đường tiêu hóa được chia làm hai loại chính là: chảy máu phần trên đường tiêu hóa (xuất huyết tiêu hóa trên) và chảy máu phần dưới đường tiêu hóa (xuất huyết tiêu hóa dưới). Xuất huyết tiêu hóa tùy từng loại mà sẽ có những biểu hiện và nguyên nhân khác nhau.

dấu hiệu xuất huyết đương tiêu hóa
Xuất huyết đường tiêu hóa hay còn gọi là chảy máu đường tiêu hóa là bệnh lý thường gặp nhưng ẩn chứa nhiều nguy hại đến sức khỏe. (ảnh minh họa)

Xuất huyết đường tiêu hóa trên

Xuất huyết thực quản (chảy máu ở thực quản): Nguyên nhân chủ yếu gây xuất huyết thực quản là do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Khi gan có các mô xơ, sẹo hoặc huyết khối thì lượng máu về gan giảm, điều này làm máu bị ứ lại ở ngoại biên, trong đó có tĩnh mạch thực quản. Các tĩnh mạch này rất nhỏ nên khi lượng máu tăng lên đột ngột sẽ rất dễ vỡ. Ngoài ra có thể do một số nguyên nhân ít gặp hơn như loét thực quản,..Khi bệnh nhân bị xuất huyết thực quản thường thì lượng máu xuất huyết là khá lớn cần cấp cứu ngay nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Xuất huyết dạ dày – tá tràng (chảy máu dạ dày – tá tràng): Nguyên nhân chủ yếu gây xuất huyết dạ dày – tá tràng là do loét dạ dày – tá tràng. Khi bị loét dạ dày tỷ lệ xuất huyết khoảng 15-16%, loét tá tràng sẽ hiếm gặp hơn, vị trí thường ở hành tá tràng tuy nhiên tỷ lệ loét tá tràng có biến chứng chảy máu khá cao khoảng 25%.

Xuất huyết đường tiêu hóa dưới

Chảy máu ở ruột non: Có nhiều bệnh dẫn đến tình trạng chảy máu tiêu hóa tại ruột non trong đó có một số bệnh thường gặp như viêm ruột xuất huyết, viêm ruột xuất huyết hoại tử, bệnh thương hàn, lồng ruột, bệnh Crohn.

Xuất huyết đại tràng: Đây là bệnh có tỷ lệ chảy máu cao nhất tại đường tiêu hóa và biểu hiện chủ yếu trên những bệnh lý sau: Lỵ trực tràng, đối tượng thường gặp là trẻ nhỏ, đi ngoài phân lỏng hoặc toàn máu. Ung thư đại tràng gây táo bón, đi ngoài phân lỏng, đại tiện phân ra máu màu tươi hoặc đỏ sẫm. Ung thư trực tràng gây đại tiện nhiều lần, nhiều khi chảy máu hậu môn không tự chủ. Viêm loét đại trực tràng chảy máu từng đợt, đại tiện ra máu, thường là máu tươi. Trĩ nội gây chảy máu, chủ yếu là máu tươi, có thể chảy thành tia hoặc giọt. Polyp đại tràng thường chảy máu từng đợt.

Triệu chứng của xuất huyết đường tiêu hóa

triệu chứng của bệnh xuất huyết đường tiêu hóa
Xuất huyết đường tiêu hóa biểu hiện đặc trưng là nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc đại tiện phân đen. (ảnh minh họa)

Triệu chứng điển hình của xuất huyết tiêu hóa là nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Sau đây là một số dấu hiệu cụ thể của xuất huyết tiêu hóa như:

Đi ngoài phân đen, phân thường có màu đen như bã cà phê, mùi thối khắm. Số lượng và tính chất máu còn phụ thuộc vào thời gian lưu chuyển trong ruột và lượng máu xuất huyết. Trường hợp chảy máu nhiều phân thường loãng, có nước màu đỏ xen lẫn. Trường hợp chảy máu ít phân vẫn thành khuôn, màu đen như nhựa đường, mùi khắm.

– Ngoài ra, theo nhận định lâm sàng từ nhiều ca bệnh mắc xuất huyết tiêu hóa thì có đến gần 80% trường hợp xuất huyết tiêu hóa có triệu chứng sốt. Sốt có thể sốt vừa hoặc sốt cao trên 38 độ C.

Điều trị và phòng bệnh xuất huyết đường tiêu hóa

Điều trị xuất huyết đường tiêu hóa

điều trị xuất huyết đường tiêu hóa hiệu quả tại Thu Cúc
Nội soi giúp đánh giá tình hình thương tổn thực tế bên trong cơ quan tiêu hóa từ đó giúp bác sĩ xác định vị trí xuất huyết và có biện pháp điều trị tốt nhất. (ảnh minh họa)

Điều trị xuất huyết tiêu hóa tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ, nguyên nhân, vị trí chảy máu. Ngoài việc điều trị triệu chứng, ổn định các chức năng sống khi bị mất máu nặng, kết hợp dùng các thuốc co mạch, giảm tiết, kháng sinh… bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị nội khoa hoặc nội soi can thiệp, qua đó rất nhiều trường hợp xuất huyết đã được xử trí tốt.

Một trong những phương pháp nội soi can thiệp mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc đánh giá những thương tổn bên trong niêm mạc các cơ quan tiêu hóa, đồng thời có thể giúp tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa là phương pháp nội soi với dải tần ánh sáng hẹp (NBI). Qua quá trình nội soi này sẽ giúp xác định chính xác vị trí chảy máu bên trong niêm mạc dạ dày, nguyên nhân và từ đó có biện pháp điều trị tốt nhất.

Phòng ngừa xuất huyết đường tiêu hóa

Để phòng bệnh, bạn không nên uống rượu bia và hút thuốc lá, không dùng các thuốc và thực phẩm có hại cho dạ dày, nên ăn tăng cường chất xơ và rau quả. Trong đợt xuất huyết cần dùng các thức ăn mềm, ăn thành nhiều bữa trong ngày. Cần tái khám định kỳ theo quy định của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả.

Chuyên khoa Tiêu hóa của Hệ thống y tế Thu Cúc là địa chỉ uy tín giúp thăm khám và điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến hiện nay như: bệnh đau hay viêm loét dạ dày, tá tràng; điều trị polyp dạ dày, đại tràng; phát hiện sớm và điều trị vi khuẩn HP bằng phác đồ điều trị riêng biệt cho từng bệnh nhân (nuôi cấy vi khuẩn HP giúp xác định loại vi khuẩn HP kháng với những loại kháng sinh nào, từ đó đưa ra phác đồ điều trị nhằm tiêu diệt tốt nhất loại vi khuẩn này; phát hiện và điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital