Xoắn ruột là một dạng của tắc ruột. Khi gặp phải tình trạng này người bệnh cần được cấp cứu nội, ngoại khoa kịp thời, nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vậy xoắn ruột là gì, triệu chứng của bệnh và cách điều trị bệnh này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những kiến thức cơ bản về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Xoắn ruột và các loại xoắn ruột
1.1 Khái niệm Xoắn ruột là gì?
Nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết xoắn ruột là gì? Xoắn ruột là một dạng của tắc ruột, đây là một trong những bệnh tiêu hóa khá thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Xoắn ruột gây tắc nghẽn trong đường ruột, khiến thức ăn không thể di chuyển xuống dưới, vì vậy không thể tiếp tục quá trình tiêu hóa. Đồng thời tắc ruột làm giảm lưu lượng máu đến ruột, dần dần khiến ruột bị hoại tử, cuối cùng là tình trạng viêm phúc mạc, đe dọa đến tính mạng.
1.2 Xoắn ruột là bệnh gì? – Những loại bệnh phổ biến
Xoắn ruột có 5 loại thường gặp, gồm:
– Xoắn ruột sơ sinh (Volvulus neonatorum)
– Xoắn dạ dày (Volvulus of stomach)
– Xoắn ruột non (Volvulus intestine)
– Xoắn manh tràng (Volvulus ceacum)
– Xoắn đại tràng sigma (Volvulus sigmoid colon)
2. Nguyên nhân và biểu hiện của xoắn ruột
2.1 Những nguyên nhân gây bệnh xoắn ruột
Đối với trẻ em, tình trạng xoắn ruột thường xảy ra do sự xoay không bình thường của ruột. Quá trình xoay này thường được xác định khi cơ thể có vấn đề trong hình thành tại ruột non hay chúng ở vị trí sai so với bình thường. Điều này có ảnh hưởng rất lớn dẫn tới ruột non bị xoắn hoặc tắc nghẽn.
Đối với người lớn, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng xoắn ruột, trong đó nổi bật là:
– Người bệnh bị đại tràng phì đại
– Tình trạng dính trong ổ bụng hình thành sau phẫu thuật hay chấn thương hoặc bị nhiễm trùng
– Các bệnh lý của ruột già như bệnh Hirschsprung’s
– Đại tràng không cố định được vào phần thành bụng
– Tại vị trí mạc treo có thể dẫn tới sự bắt chéo
– Người bệnh bị táo bón quá lâu không khỏi
– Phụ nữ mang thai.
Bên cạnh đó, cũng có những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh xoắn ruột có thể kể đến như:
– Giới tính: nam thường mắc bệnh nhiều hơn nữ.
– Tuổi tác: Đa số bệnh thường gặp ở người trên 60 tuổi.
– Người bệnh sống trong viện dưỡng lão hay các cơ sở chăm sóc dài hạn.
Xoắn ruột thường xảy ra do các tình trạng bệnh lý tiêu hóa hoặc sinh lý bất thường, Tuy nhiên đôi khi cũng không có nguyên nhân cụ thể hình thành nên bệnh.
1.2 Biểu hiện của xoắn ruột
Các dạng xoắn ruột khác nhau người bệnh sẽ có những biểu hiện đặc trưng khác nhau, tuy nhiên những biểu hiện chung của xoắn ruột sẽ là:
– Đau bụng, càng về sau càng thấy đau hơn và cơn đau cũng diễn ra dồn dập hơn
– Đầy hơi,chướng bụng
– Nôn và buồn nôn
– Không xì hơi được
– Người bệnh bị táo bón hoặc tiêu chảy
– Đại tiện ra máu hoặc màu nâu, đen
– Bệnh nhân rơi vào trạng thái sốc với các biểu hiện như mạch đập nhanh, huyết áp hạ, vã mồ hôi
– Riêng đối tượng trẻ em, biểu hiện thường thấy là tình trạng quấy khóc, bỏ ăn, da xanh tím tái
Trong vòng 6 tiếng kể từ khi xuất hiện những biểu hiện trên, người bệnh cần được chuyển đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tiêu hóa uy tín để được khám và điều trị kịp thời, nếu không nguy cơ mắc biến chứng: thủng ruột, hoại tử ruột, viêm phúc mạc là rất cao. Khi đã có biến chứng thì việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều và thậm chí còn đe dọa đến tính mạng người bệnh.
3. Xoắn ruột điều trị như thế nào ?
Khi có các triệu chứng nghi ngờ bị xoắn ruột cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị xoắn ruột gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa cấp cứu. Dựa vào biểu hiện của người bệnh, hình ảnh siêu âm, nội soi cũng như chỉ số các xét nghiệm công thức máu, sinh hoá… các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Chẳng hạn trường hợp xoắn đại tràng có thể được giải nén mà không cần phẫu thuật trong khi đó xoắn ruột non thường phải phẫu thuật để tháo xoắn và sau đó đính ruột vào thành bụng để ngăn ngừa bệnh tái phát lại. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau:
– Tuyệt đối không được để người bệnh ở nhà và tự chữa trị bằng các loại thuốc giảm đau.
– Tự ý dùng thuốc điều trị khi chưa được thăm khám bệnh, chưa được bác sĩ chỉ định có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và khó điều trị hơn.
Trên đây là những thông tin tham khảo về xoắn ruột là gì?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về xoắn ruột cũng như thăm khám sớm để phòng tránh nguy cơ, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín.