Vôi hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Vôi hóa đốt sống cổ là bệnh lý khá phổ biến, nó gây ảnh hưởng không ít tới quá trình sinh hoạt và vận động thường ngày của người bệnh. Trước đây, đối tượng chính của bệnh lý thường gặp ở độ tuổi trung niên hay phụ nữ mãn kinh. Nhưng hiện nay bệnh lý này lại được phát hiện khá nhiều ở người trẻ tuổi.

1. Vôi hóa đốt sống cổ là gì? Triệu chứng bệnh thế nào?

Bệnh vôi hóa đốt sống cổ hay gai cột sống cổ là tình trạng lắng đọng canxi ở phần dây chằng nối từ thân đốt sống cổ tới các mấu vai, mấu ngang. Từ đó, làm cho cột sống dần bị vôi hóa và hình thành các gai xương. Khi gai này chèn ép vào dây thần kinh hoặc đè lên mạch máu sẽ gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Phần cột sống cổ có 7 đốt sống và xếp chồng lên nhau theo thứ từ C1 – C7. Trong đó vị trí đốt sống cổ dễ bị vôi hóa nhất là C4, C5 và C6.

Vôi hóa đốt sống cổ là tình trạng tích tụ canxi quá mức tại các đốt sống

Ba đốt C4, C5 và C6 có nguy cơ bị vôi hóa cao nhất

Đốt sống cổ khi bị vôi hóa có thể gây ra nhiều triệu chứng và làm ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số triệu chứng bạn cần biết:

– Đau nhức, mỏi cổ: vôi hóa làm hình thành các gai xương, khi đó các gai tiếp xúc với cơ, rễ thần kinh làm bệnh nhân vô cùng đau đớn. Đặc biệt, cơn đau gia tăng khi vận động nhiều và giảm khi được nghỉ ngơi.

– Đau vùng gáy, trán và quanh hốc mắt kèm theo triệu chứng khó thở.

– Nhức bả vai và tê bì xuống cánh tay. Khi này, vôi hóa gây ảnh hưởng tới tủy sống và các dây thần kinh liên chi. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới teo cơ và làm giảm dần hoạt động của các chi.

– Chóng mặt, ù tai, giảm trí nhớ. Vôi hóa không chỉ gây ra các cơn đau nhức vùng vai, gáy và cánh tay mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Bệnh lý này còn khiến các bệnh nhân gặp phải một số hiện tượng như: chóng mặt, ù tai, giảm trí nhớ,…

2. Nguyên nhân gây vôi hóa đốt sống cổ

Theo các chuyên gia về xương khớp cho biết, bệnh lý này được xác định có liên quan tới nhiều nguyên nhân như:

2.1. Do tuổi tác, giới tính

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh lý này chủ yếu có liên quan đến quá trình lão hóa. Lão hóa là tiến trình tự nhiên của cơ thể khi bước vào một độ tuổi nhất định. Nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp tỷ lệ thuận với độ tuổi của con người. Càng lớn tuổi cơ thể càng ít khả năng tái tạo và tăng tiết dịch nhờn cho khớp nữa.

Người lớn tuổi có tỷ lệ mắc vôi sống đốt cổ cao hơn

Đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp

Ngoài ra, một số thống kê cho thấy nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Do đặc thù công việc của nam thường có xu hướng nặng và đòi hỏi sức khỏe. Trường hợp các chị em bị rối loạn nội tiết hay tiền mãn kinh cũng có nguy cơ bị vôi hóa cao hơn so với người thường.

2.2. Lắng đọng canxi bất thường dẫn tới vôi hóa đốt sống cổ

Khi cơ thể bị dư thừa canxi quá mức so với nhu cầu cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra  vôi hóa cột sống cổ. Lượng canxi dư thừa sẽ tích tụ ở các nhóm gân cơ, dây chằng trong đốt sống cổ dạng calcipyrophosphat. Sau đó, lượng canxi đã lắng đọng sẽ dần hình thành gai xương và chèn ép lên hệ thống dây chằng.

2.3. Nguyên nhân do lười vận động và chấn thương

Ít vận động, ngồi yên một chỗ hay hạn chế luyện tập thể dục thể thao,… là một trong những đối tượng hàng đầu của bệnh lý này. Điều này làm cản trở việc lưu thông máu và đưa dưỡng chất tới các cơ khớp. Khi khí huyết kém lưu thông làm các cơ bị suy yếu, tế bào không đủ chất dễ dẫn tới thoái hóa.

Các chấn thương từ việc chơi thể thao, tai nạn lao động hay tai nạn giao thông,… tùy theo mức độ có thể khiến các đốt sống bị thay đổi. Làm việc hay lao động quá sức nhưng sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân dễ gây ra vôi hóa đốt sống và các bệnh lý về xương khớp khác.

2.4. Chế độ ăn uống

Việc ăn uống không khoa học, dung nạp quá nhiều chất béo và thức ăn nhanh hay thừa canxi cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, chế độ ăn đó dễ khiến bạn thừa cân, béo phì gây nhiều áp lực cho xương. Một thống kê cho biết, gần 45% bệnh nhân bị vôi hóa có liên quan tới béo phì.

3. Các phương pháp điều trị

Tùy theo tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có các phác đồ điều trị phù hợp. Mục đích nhằm bảo tồn chức năng đốt sống và phục hồi xương khớp hết mức có thể. Thường các phác đồ điều trị sẽ kết hợp giữa các phương pháp như:

3.1. Trị vôi hóa đốt sống cổ bằng thuốc Tây

Đây là một trong những biện pháp được ưu tiên áp dụng hàng đầu. Cách này nhằm kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân. Dưới đây là số loại thuốc thường được chỉ định:

– Thuốc chống viêm giảm đau. Ở mức độ nhẹ, khi đau nhức âm ỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, người bệnh có thể dùng các loại có tác dụng giảm đau nhanh. Ví dụ như: Paracetamol, Acetaminiphen, Aspirin, Naproxen,… hay thuốc có kết hợp chống viêm: Piroxicam, Meloxicam, Diclofenac,…

Thuốc giãn cơ: nhóm này được kê đơn và dùng khá phổ biến. Thuốc giúp tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương làm ức chế co thắt, giảm đau. Một số loại phổ biến như: Mydocalm,  Cyclopenzaprin, Baclofen, Metaxalone,…

– Thuốc hỗ trợ sụn khớp: giúp làm tăng sụn khớp. Điển hình là: Glucosamine hay Chondroitin, nhóm này làm giảm đau tốt nhưng hiệu quả thì khá chậm.

– Thuốc tiêm Steroid: trường hợp bị đau nhức dữ dội bệnh nhân có thể được cân nhắc tiêm loại này. Tuy nhiên thuốc này thường được sử dụng ngắn hạn vì nó các tác dụng mạnh và đi kèm nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Sử dụng thuốc trong điều trị vôi hóa đốt sống cổ

Sử dụng thuốc trong điều trị vôi hóa là một phương pháp điều trị khá phổ biến

Lưu ý: Bất kỳ bạn sử dụng loại thuốc nào, tốt hơn hết nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và kê đơn rõ ràng. Ngoài ra, cần tuân thủ tuyệt đối theo liều lượng và thời gian sử dụng từ bác sĩ. Không lạm dùng và dùng kéo dài để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

3.2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có tác dụng làm giảm các cơn đau và giúp phục hồi các chức năng của cột sống. Một số phương pháp được áp dụng với vôi hóa:

– Kéo giãn đốt sống cổ.

– Dùng máy xung điện với bước sóng ngắn.

– Chiếu các tia hồng ngoại.

– Dùng nhiệt hay điện năng.

3.3. Điều trị bằng phẫu thuật

Trường hợp bệnh nhân ở mức độ nặng, các phương pháp trên áp dụng nhưng không thu lại hiệu quả và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Khi này các bác sĩ có thể cân nhắc đến việc phẫu thuật.

Phẫu thuật nhằm cắt bỏ các gai xương và giải phóng các dây thần kinh khỏi chèn ép.

Hiện nay, có hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng khá phổ biến: mổ thường và mổ nội soi. Cách này sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như: nhiễm trùng, tổn thương vĩnh viễn, lâu lành vết thương. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc và tham khảo các tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh có thể kết hợp với việc điều chỉnh lối sống, nghỉ ngơi hay áp dụng một số bài thuốc từ dân gian. Để điều trị thu được hiệu quả tốt, bệnh nhân nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp ăn uống bổ sung đầy đủ vitamin. Bạn có thể tham khảo thêm các tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital