Viêm màng não mủ ở trẻ em: bệnh nguy hiểm cần cẩn trọng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Viêm màng não mủ ở trẻ em là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do các tác nhân gây bệnh có khả năng sinh mủ (chủ yếu là một số loại vi khuẩn) khi xâm nhập vào màng não gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em và thể để lại di chứng về não, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân viêm màng não mủ ở trẻ em

viêm màng não mủ ở trẻ em

Viêm màng não mủ ở trẻ em thường do vi khuẩn gây ra. (ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây viêm màng não mủ có thể do nhiều loại vi khuẩn gây ra như: Haemophilus influenzae, Neisseria meningitidis, Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn)…

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 – 24 tháng tuổi dễ bị viêm màng não mủ nhất. Các vi khuẩn này thường tấn công tai mũi họng trước, xong sau đó đi vào phổi, theo máu vào trong não hoặc tấn công trực tiếp vào não bộ và tủy sống.

Biểu hiện viêm màng não mủ ở trẻ em

Sốt, hội chứng nhiễm khuẩn

Thường sốt cao đột ngột, có kèm theo long đường hô hấp trên, quấy khóc hoặc li bì, mệt mỏi, ăn kém, da tái xanh.

 

Hội chứng màng não

Các dấu hiệu cơ năng: nôn tự nhiên và buồn nôn, đau đầu (ở trẻ nhỏ thường quấy khóc hoặc khóc thét từng cơn), táo bón (ở trẻ nhỏ thường gặp tiêu chảy), có thể có biểu hiện sợ ánh sáng, nằm tư thế cò súng. Các dấu hiệu thực thể: gáy cứng (ở trẻ nhỏ có thể gặp dấu hiệu cổ mềm), dấu hiệu Kernig, Brudzinsky, vạch màng não… dương tính. Trẻ nhỏ còn thóp thường có dấu hiệu thóp trước phồng hoặc căng, li bì, mắt nhìn vô cảm.

Các biểu hiện khác

Co giật, liệt khu trú, rối loạn tri giác – hôn mê, ban xuất huyết hoại tử hình sao (gặp trong nhiễm não mô cầu). Các dấu hiệu của sốc nhiễm khuẩn.

Riêng ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi

viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm màng não mủ thường có các biểu hiện như sau: bỏ bú, nôn trớ, thở rên, thở không đều hoặc có cơn ngừng thở, thóp phồng hoặc căng nhẹ, bụng trướng, tiêu chảy, có thể co giật. (ảnh minh họa)

Bệnh thường xảy ra trên trẻ đẻ non, nhiễm khuẩn ối, ngạt sau đẻ. Hội chứng nhiễm khuẩn thường không rõ rệt, có thể không sốt, thậm chí còn hạ thân nhiệt, hội chứng màng não cũng không đầy đủ hoặc kín đáo. Trẻ thường bỏ bú, nôn trớ, thở rên, thở không đều hoặc có cơn ngừng thở, thóp phồng hoặc căng nhẹ, bụng trướng, tiêu chảy, giảm trương lực cơ, mất các phản xạ sinh lý của trẻ sơ sinh và có thể co giật.

Chẩn đoán và điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em

Chẩn đoán xác định dựa trên các biểu hiện lâm sàng và nhất thiết phải dựa trên kết quả xét nghiệm dịch não tuỷ.

Xét nghiệm dịch não tuỷ: quan trọng nhất và có tính chất quyết định cho chẩn đoán. Cần tiến hành chọc dịch não tuỷ sớm ngay khi khám xét lâm sang có nghi ngờ VMNM. Đặc điểm biến đổi dịch não tuỷ trong VMNM và VMN virus được mô tả ở bảng dưới. Dịch não tuỷ đục như nước dừa non, nước vo gạo hoặc như mủ. Soi hoặc cấy dịch não tuỷ xác định được vi khuẩn gây bệnh. Xét nghiệm sinh hoá dịch não tuỷ thấy nồng độ protein cao (thường trên 1g/lít), glucose giảm dưới 2,2mmol/lit – có khi chỉ còn vết; tế bào tăng cao – từ vài trăm tới hàng nghìn/mm3, trong đó bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế.

Các xét nghiệm khác (nếu cần):

– Công thức máu thường thấy bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế; ở trẻ nhỏ thường giảm nồng độ huyết sắc tố (thiếu máu).

– Cấy máu và cấy dịch tỵ hầu, dịch hút tại ổ xuất huyết hoại tử…có thể xác định được vi khuẩn gây bệnh.

– Ngoài ra có thể chụp cắt lớp vi tính sọ não, siêu âm qua thóp… để xác định các biến chứng có thể gặp; các xét nghiệm DNT giúp cho chẩn đoán phân biệt những trường hợp VMNM không điển hình (thường do điều trị kháng sinh không đúng trước đó) như PCR, ELISA đặc hiệu, nồng độ LDH, acid lactic… và các xét nghiệm giúp cho điều trị toàn diện như điện giải đồ, khí máu,…

Cách phòng tránh bệnh viêm màng não mủ ở trẻ em

điều trị hiệu quả các bệnh lý viêm đường hô hấp, giữ gìn vệ sinh sạch sẽm, tiêm vắc-xin đầy đủ,... là những biện pháp giúp phòng tránh viêm não mô cầu ở trẻ em.

Điều trị hiệu quả các bệnh lý viêm đường hô hấp, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tiêm vắc-xin đầy đ,… là những biện pháp giúp phòng tránh viêm màng não mủ cầu ở trẻ em. (ảnh minh họa)

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường có liên quan đến iêm màng não mủ hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh nặng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

  • Phát hiện sớm và điều trị dứt điểm các bệnh hô hấp, bệnh nhiễm trùng tai – mũi – họng ở trẻ nhỏ.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, dọn dẹp nơi ở thoáng mát, sạch sẽ.
  • Vệ sinh tai – mũi – họng hàng ngày.
  • Tiêm phòng vắc xin viêm màng não mủ. Hiện nay ở Việt Nam đã có vắc-xin viêm màng não mủ mô cầu, phế cầu khuẩn, viêm não nhật bản,…

Nếu có thắc mắc cần giải đáp hay muốn đặt lịch thăm khám cho bé tại Hệ thống y tế Thu Cúc, bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital