Viêm lợi là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến với nhiều giai đoạn khác nhau. Viêm lợi nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều dấu hiệu tiến triển nặng hơn như sốt cao hay viêm lợi mọc hạch. Đây là những biến chứng có thể gây nguy hiểm không chỉ cho sức khỏe răng miệng mà còn cả sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân của tình trạng viêm lợi mọc hạch
Viêm lợi là tình trạng mô mềm quanh răng bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Các tổ chức tế bào Lympho bị nhiễm khuẩn sẽ sản sinh ra các tế bào bạch cầu và kháng thể giúp chống lại các vi khuẩn gây hại.
Tình trạng viêm lợi nổi hạch xảy ra khi người bệnh gặp phải các tình trạng như:
1.1. Viêm nướu răng
Nướu răng là các mô mềm quanh răng có tác dụng bảo vệ, nâng đỡ giúp răng chắc khỏe. Viêm nướu răng là tình trạng viêm nhiễm bởi vi khuẩn gây ra. Các vi khuẩn gây hại này sinh sống và phát triển tại những mảng bám tích tụ ở dưới khe nướu.
Viêm nướu răng sẽ có các biểu hiện như sứng tấy, nướu màu đỏ sẫm và thiếu độ săn chắc. Ngoài ra, người bệnh cũng có khả năng bị sốt và nổi hạch ở vùng quai hàm, má do sự lây lan của ổ nhiễm trùng đến các vùng khác xung quanh răng.
1.2. Sâu răng khiến tủy bị viêm
Sâu răng đến giai đoạn nặng sẽ lây lan xuống vùng tủy gây viêm và hoại tử. Từ đó, nướu răng bị biến chứng áp xe và dần lan rộng ra khiến toàn bộ miệng bị sưng do mủ không thoát ra được.
Một số trường hợp ghi nhận nguyên do khác là vi khuẩn trong răng sâu đi theo đường nước bọt qua họng và làm nhiễm trùng dẫn đến mọc hạch.
2. Những biến chứng rất nguy hiểm của viêm lợi mọc hạch
Nổi hạch thực chất là phản ứng bình thường của cơ thể khi có sự nhiễm khuẩn xảy ra. Viêm lợi có nổi hạch là tình trạng cơ thể đang phản ứng chống lại vi khuẩn gây hại cho vùng nướu lợi. Nếu tình trạng viêm lợi nổi hạch không được điều trị sớm có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả đe dọa sức khỏe của người bệnh như:
2.1. Viêm nhiễm xương hàm
Khi vi khuẩn xâm nhập xuống các tổ chức bên dưới răng, chúng sẽ phá hủy các liên kết mô mềm nhanh chóng khiến cho vùng xương hàm bị viêm nhiễm, hoại tử nghiêm trọng.
2.2. Tăng khả năng mất răng
Khi nướu viêm nhiễm lâu ngày sẽ có hiện tượng tách dần ra khỏi răng. Răng mất đi chỗ bám sẽ khiến cho răng lung lay và dần dần gãy rụng.
2.3. Viêm lợi mọc hạch còn có liên quan đến các bệnh lý toàn thân khác
Nếu viêm lợi nổi hạch biến chứng thành bệnh lý viêm nha chu sẽ khiến cho việc kiếm soát đường huyết khó khăn hơn, người bệnh dễ dàng mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nếu vi khuẩn xâm nhập được vào đường máu và di chuyển qua các bộ phận khác bên trong cơ thể cũng sẽ khiến người bệnh có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp hoặc tim mạch.
2.4. Viêm lợi mọc hạch ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống
Khi bị viêm lợi nổi hạch, người bệnh sẽ cảm nhận được sự đau nhức, ê buốt dữ dội theo thời gian. Lợi bị sưng to nhiều ngày sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó khăn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Nếu tình trạng này xảy ra trong khoảng thời gian dài, người bệnh sẽ bị sút cân, cơ thể suy nhược khiến sức khỏe toàn diện giảm sút nghiêm trọng.
Chính vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu nổi hạch ở lợi, người bệnh cần tìm đến ngay các cơ sở Nha khoa uy tín để các bác sĩ có thể thăm khám và đưa các phác đồ điều trị phù hợp, giúp cải thiện nhanh tình trạng viêm lợi cũng như ngăn ngừa các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
3. Viêm lợi mọc hạch điều trị ra sao?
3.1. Điều trị viêm lợi nổi hạch như thế nào?
Viêm lợi nổi hạch có thể điều trị khá dễ dàng ở những giai đoạn đầu bằng cách loại bỏ cao răng và làm sạch mảng bám cũng như vi khuẩn xung quanh răng. Đây là phương pháp có thể giúp cho răng miệng chắc khỏe hơn cũng như giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm và hạch cũng sẽ không nổi lên nữa.
Đối với các trường hợp viêm lợi có hạch đã gây ra những biến chứng răng miệng, bác sĩ sẽ cần thăm khám kỹ càng và dựa theo tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ có các chỉ định điều trị khác nhau. Nếu như nướu của người bệnh bị tiêu giảm quá nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành ghép vạt lợi. Nếu xương hàm bị tổn thương thì các bác sĩ cần điều trị triệt để, tránh việc xương hàm bị tiêu và hoại tử,…
3.2. Làm thế nào để hạn chế tình trạng viêm lợi có nổi hạch tái phát?
Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng tái phát, người bệnh cần thay đổi chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày hiệu quả hơn để viêm lợi nổi hạch không thể quay lại làm phiền cuộc sống được nữa. hãy cố gắng tạo thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ ngày sau khi dậy và trước khi đi ngủ. Hãy chải răng bằng bàn chải có sợi lông mềm, chải răng nhẹ nhàng với mặt lông đặt ở hướng 45 độ, tránh tác động mạnh đến mô mềm xung quanh răng.
Việc vệ sinh răng sau khi ăn cũng rất quan trọng, Người bệnh cần vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước thay vì sử dụng tăm xỉa răng thông thường. Tăm xỉa răng thường sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến cho các kẽ răng thưa dần, tạo khoảng trống để vụn thức ăn có thể mắc kẹt và tạo ra môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi. Hơn nữa, việc sử dụng tăm nhọn cũng dễ khiến cho nướu dễ bị tổn thương, chân răng bị chảy máu và gây ra tình trạng viêm nhiễm khó chịu.
Trên đây là những thông tin về bệnh lý viêm lợi nổi hạch. Để biết thêm các thông tin chi tiết, hãy gọi cho tổng đài của Thu Cúc TCI để được hỗ trợ giải đáp cũng như đặt lịch khám nhanh chóng!