Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, bạn đã biết chưa?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Nhiều người bệnh vẫn còn băn khoăn khi bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Chế độ ăn uống là một phương pháp quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Ăn uống hợp lý còn giúp giảm các triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá của người bệnh.

1. Viêm loét dạ dày là gì?

Trước khi tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, chúng ta cần hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý thường phổ biến ở đường tiêu hoá. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi: Từ trẻ em, người trưởng thành đến người già. Ở Việt Nam, với tỷ lệ dân số có nguy cơ bị bệnh viêm loét dạ dày – tá tàng lên đến 70%.

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh tiêu hóa phổ biến, bắt gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi.

2. Dấu hiệu nào giúp nhận biết bệnh viêm loét dạ dày

Viêm dạ dày, tá tràng có thể có rất nhiều dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết. Thông thường là những dấu hiệu sau:

– Đau bụng vùng thượng vị: Đau là 1 dấu hiệu điển hình nhất mà chúng ta dễ nhận biết nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau có thể xuất hiện đôi lúc hoặc với tần suất dày hơn, nặng hơn tùy mức độ.

– Buồn nôn, đầy bụng, ợ chua hay ợ hơi cũng là những dấu hiệu điển hình khác.

– Sụt cân, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen… Dấu hiệu này bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám vì tình trạng bệnh đã trở nặng khi có dấu hiệu trên.

Đau thượng vị là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh

Đau thượng vị là dấu hiệu điển hình và dễ nhận biết nhất của bệnh viêm loét dạ dày.

3. Bạn đã biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp giảm tiết acid cũng như trung hòa acid trong dạ dày. Đây là biện pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

3.1 Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất sẽ giúp giảm acid và hỗ trợ dạ dày chữa lành các vết loét như:

Bánh mì

Đây là 1 mẹo nhỏ được dùng để chữa bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Bánh mì là 1 loại thực phẩm rất phổ biến, dễ tìm, rẻ, ít béo và dễ tiêu hóa. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều bánh mì hoặc dùng bánh mì với quá nhiều sữa, bơ, đường… sẽ gây ra đầy bụng và không tốt cho dạ dày.

Ăn nhiều cá

Cá rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là: Cá hồi, cá thu rất giàu chất dinh dưỡng và omega 3. Chất Omega 3 trong cá giúp giảm viêm rất hiệu quả.

Chuối

Chuối là loại trái cây phổ biến ở các nước nhiệt đới và rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Trong chuối có chứa lượng đường và bột, kali cao giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thành phần xơ giúp hoà tan pectin, giảm viêm, trung hòa acid trong dạ dày.

Chuối được xếp vào nhóm đầu trong những thực phẩm nên sử dụng không chỉ với người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mà còn đối với người khỏe mạnh. Tuy nhiên bạn không nên ăn chuối vào lúc đói sẽ gây cồn ruột.

Cơm

Cơm chứa nhiều tinh bột, mềm và dễ tiêu hóa. Cũng giống như bánh mì, cơm giúp dạ dày tránh tiết nhiều acid.

Các loại thực phẩm từ gạo khác như: Gạo lứt, nếp lức… rất giàu chất xơ và vitamin nhóm B, các chất chống oxy hoá rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều tinh bột, mà sử dụng ở mức hợp lý trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Ăn cơm quá nhiều sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều tinh bột có thể gây ra bệnh tiểu đường.

Canh hoặc soup

Canh/ soup là loại thực phẩm vốn đã được nấu chín và mềm, dễ tiêu hóa, không gây “áp lực”lên dạ dày. Món ăn này còn giúp trung hòa acid trong dạ dày, phù hợp cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng.

Sữa chua là món ăn cần bổ sung

Sữa chua có nhiều lợi khuẩn giúp ổn định hệ tiêu hóa. Probiotic và enzyme trong sữa chua không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa mà còn nâng cao sức đề kháng. Sữa chua hiện nay còn có dạng sữa chua uống, rất tiện dụng và phù hợp với mọi lứa tuổi.

Sữa chua là món tráng miệng không béo, giúp làm lớp đệm trên niêm mạc và giảm kích thích dạ dày. Sử dụng sữa chua không đường sẽ tố hơn cho sức khỏe.

Nước ép táo

Nước ép từ táo chứa các thành phần chất xơ hoà tan pectin thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột. Nước ép táo rất giàu dinh dưỡng và giúp phòng ngừa tiêu chảy, táo bón, hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Nước dừa

Quả dừa là một loại nước giải khát giàu điện giải natri, kali, canxi. Nước dừa giúp chống viêm và bổ sung các chất cho cơ thể, nhất là những người bị viêm loét dạ dày tá tràng

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc không có chứa cafeine, giúp điều hòa hệ tiêu hóa. Các chất trong trà còn phòng ngừa các triệu chứng khó chịu, đầy bụng, chống viêm.

Gừng

Gừng là một loại thực phẩm sử dụng hàng ngày trong các bữa ăn. Gừng giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Gừng có thể sử dụng trong các món ăn hoặc uống nước gừng. Tuy nhiên gừng có tính nóng, không nên lạm dụng quá nhiều.

Nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong rất phổ biến trong dân gian là bài thuốc điều trị bệnh  viêm loét dạ dày tá tràng. Tinh bột nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, trung hòa acid của dạ dày. Mật ong có tác dụng tránh kích ứng dạ dày.

Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, acid folic, sắt,  canxi, kẽm, magie

Các loại thực phẩm này có rất nhiều trong ngũ cốc, rau, củ màu đỏ và xanh đậm. Bổ sung các loại thực phẩm này trong bữa ăn rất cần thiết trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Đậu bắp

Đậu bắp chứa nhiều chất như: Vitamin B, C, E, protein và một số chất khác. Đậu bắp giúp bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các tổn thương niêm mạc dạ dày. Đậu bắp là thực phẩm rất tốt nếu bạn chưa biết viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Ngô

Ngô là món ăn mà chúng ta có thể ăn hàng ngày. Ngô không chỉ lợi tiểu, tốt cho gan, thận mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong ngô có các vitamin và khoáng chất cung cấp năng lượng và sức đề kháng cho cơ thể. Folate trong ngô giúp chữa lành các vết thương và tái tạo tế bào.Hoạt chất beta-cryptoxanthin giúp chống oxy hóa cao và ngăn ngừa ung thư.

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Nghệ và mật ong rất tốt cho dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Nghệ và mật ong rất tốt cho dạ dày

3.2 Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên tránh thực phẩm gì?

Để hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ngoài sử dụng các thực phẩm tốt cho dạ dày, cần tránh sử dụng các thực phẩm không có lợi cho dạ dày như:

Tránh các thực phẩm gây tổn thương đến dạ dày

– Thuốc lá

– Rượu, bia, cà phê, trà đặc

– Các chất kích thích

– Đồ uống có ga

– Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

– Đồ chế biến sẵn: thịt xông khói, thịt hộp…

Thực phẩm gây đầy bụng, chướng bụng

– Giá đỗ

– Dưa muối, cà muối…

Tránh thực phẩm rắn, nhiều xơ

– Thức ăn cứng: Chân gà, xương băm, cá rán giòn, sụn, tôm, cua,…

– Các loại rau quá nhiều xơ, già

Các loại thực phẩm này gây khó khăn cho hệ tiêu hóa

– Thực phẩm quá nóng hoặc lạnh

Đồ ăn quá nóng khi ăn vào sẽ làm sung huyết niêm mạc dạ dày. Đông thời đồ ăn quá lạnh thì lại gây mất tính ổn định trong dạ dày. Từ đó gây nên nguy cơ bị  bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

– Thực phẩm gây tiết nhiều acid trong dạ dày: xoài chua, cóc chua, khế chua, dấm, mẻ…

3.3 Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và cần ăn đúng cách

– Thức ăn nên được nấu chín kỹ, thái nhỏ, mềm để dễ tiêu

– Hạn chế món xào rán, tốt nhất nên chế biến thực phẩm ở dạng hấp, luộc

– Ăn chậm và nhai kỹ, không vừa ăn vừa làm việc, xem phim, sử dụng điện thoại …

– Không nên vận động hoặc nằm sau khi ăn

– Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn tập trung 1 bữa quá no

– Không để bụng quá đói khiến dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu.

– Các loại thực phẩm cần được bổ sung hợp lý, tránh ăn thiên về 1 loại thực phẩm, như vậy sẽ gây thiếu chất dinh dưỡng cho cơ thể.

– Không nên ăn kiêng, phải ăn đủ chất cho cơ thể.

Nên chia nhỏ bữa ăn để dễ tiêu hóa

Nên chia nhỏ bữa ăn để dễ tiêu hóa, tránh ăn quá no trong cùng một bữa.

Chế độ dinh dưỡng là điều rất quan trọng cho việc hỗ trợ điều trị bệnh. Mong rằng bài viết đã cung cấp đủ thông tin để biết người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital