Vi khuẩn HP là gì? Những kiến thức không thể bỏ qua

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Hằng

Bác sĩ Tiêu Hóa

Nhiều người thắc mắc vi khuẩn HP là gì? Vi khuẩn HP được xem là loại vi khuẩn phổ biến chỉ xếp sau vi khuẩn sâu răng. Loại nhiễm khuẩn này xâm nhập vào cơ thể rất âm thầm, khó phát hiện. Chúng thường có tác dụng gây ra các bệnh ở hệ tiêu hóa. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại vi khuẩn này trong bài viết.

1. Tìm hiểu vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP là gì? Chúng có tên đầy đủ theo khoa học là Helicobacter Pylori. Đây là loại vi khuẩn thường sinh sống và phát triển trong dạ dày. Ở môi trường acid như dạ dày vi khuẩn tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp trung hòa acid. Nhiều người khi biết mình bị nhiễm vi khuẩn HP thường lo lắng không biết mình có nguy cơ bị ung thư không. Thực tế vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo thống kê có khoảng 1% những người bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ bị ung thư.

Vi khuẩn HP là gì? Đây là loại vi khuẩn phổ biến trên Thê giới gây ra các bệnh ở hệ tiêu hóa

Vi khuẩn HP là gì? Đây là loại vi khuẩn phổ biến trên Thê giới gây ra các bệnh ở hệ tiêu hóa

2. Các con đường lây bệnh của vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP có dễ lây không? Loại vi khuẩn này hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Các con đường chủ yếu lây bệnh:

2.1 Vi khuẩn HP là gì? Chúng thường lây qua đường lây từ miệng – miệng

Đây là con đường lây bệnh nhiều nhất của vi khuẩn HP. Chúng lây lan do tiếp xúc nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh. Khi trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn HP thì những người khác cũng có nguy cơ mắc bệnh.

2.2 Đường phân – miệng

Trong phân của người bệnh có chứa rất nhiều vi khuẩn HP. Vì vậy nếu sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh rất dễ có nguy cơ cao mắc bệnh. Vì vậy sau khi đi vệ sinh bạn cần rửa tay để tiêu diệt vi khuẩn.

2.3 Đường khác

Thói quen ăn đồ ăn sống cũng là một trong các con đường dễ lây bệnh. Ở nhiệt độ trên 100 độ vi khuẩn mới bị tiêu diệt. Nhiều người cũng có thể bị lây nhiễm qua các thiết bị y tế chưa được khử trùng: Nội soi dạ dày, dụng cụ soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,…Vì vậy bạn cần khám bệnh ở các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng.

Vi khuẩn HP rất dễ lây lan qua con đường ăn uống chung, dùng chung vật dụng cá nhân

Vi khuẩn HP rất dễ lây lan qua con đường ăn uống chung, dùng chung vật dụng cá nhân

3. Đối tượng dễ nhiễm vi khuẩn HP

Tất cả mọi người từ trẻ đến già đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP. Theo ước tính trên thế giới có khoảng 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP. Tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau: Khu vực địa lý, tuổi tác, thói quen sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Trẻ em cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao do bố mẹ hoặc người thân mắc bệnh và lây cho trẻ do thói quen mớm thức ăn, hôn trẻ,…

Mặc dù số lượng người nhiễm vi khuẩn khá cao nhưng nhiều trường hợp người mắc bệnh không có triệu chứng gì.

4. Chẩn đoán vi khuẩn HP

Nhiều người bị nhiễm vi khuẩn HP không có triệu chứng rõ ràng. Triệu chứng thường gặp là các cơn đau vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,…Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý ở hệ tiêu hóa khác vì vậy bạn cần tới bệnh viện để được chẩn đoán chính xác.

4.1 Vi khuẩn HP là gì? Xét nghiệm máu giúp xác định vi khuẩn HP

Máu của người bệnh được mang đi phân tích xem có kháng thể chống vi khuẩn HP hay không. Sự xuất hiện của kháng thể cho biết có vi khuẩn tồn tại trong dạ dày và đường ruột.

4.2 Xét nghiệm hơi thở

Vi khuẩn HP chủ yếu sinh sôi và phát triển ở dạ dày. Nơi đây có nồng độ acid cao khiến các loại vi khuẩn xâm nhập đều bị tiêu diệt. Xét nghiệm hơi thở với thiết bị đo có thể kiểm tra lượng vi khuẩn trong dạ dày.

– Nồng độ DPM<50: Không có vi khuẩn HP

– Nồng độ DPM từ 50 – 199: không xác định được kết quả

– Nồng độ DPM > 200: Có vi khuẩn HP

4.3 Chẩn đoán xét nghiệm kháng nguyên trong phân

Vi khuẩn Helicobacter Pylori làm kích hoạt hệ miễn dịch tạo kháng nguyên chống lại. Chúng được tìm thấy trong phân qua xét nghiệm. Xét nghiệm này thường không dùng để sàng lọc bệnh nhân có vi khuẩn HP mà nhằm chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị ở bệnh nhân.

4.4 Sinh thiết

Kỹ thuật nội soi dạ dày tá tràng sẽ giúp bác sĩ lấy mẫu nhỏ niêm mạc dạ dày và ruột non để tìm kiếm sự có mặt của vi khuẩn. Bác sĩ có thể kiểm tra bằng test urease nhanh, nuôi cấy vi khuẩn.

Hiện nay có nhiều phương pháp giúp chẩn đoán vi khuẩn HP như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở,...

Hiện nay có nhiều phương pháp giúp chẩn đoán vi khuẩn HP như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở,…

5. Điều trị vi khuẩn HP

– Phương pháp điều trị vi khuẩn HP dựa trên những đối tượng nhiễm khuẩn được chỉ định trong các trường hợp: Ung thư dạ dày đã được điều trị, xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu do thiếu sắt, viêm loét dạ dày tá tràng,…Bác sĩ sẽ kết hợp các loại kháng sinh, thuốc giảm tiết acid dịch vị, thuốc bảo vệ dạ dày,…Một số loại thuốc khi sử dụng có thể gây tác dụng như: Chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn,….Đây là các phản ứng bình thường và sẽ hết sau khi ngừng sử dụng thuốc. Trường hợp bệnh nhân cảm thấy khó chịu cực độ cần trao đổi với bác sĩ để đổi thuốc.

– Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho người nhiễm khuẩn HP trong trường hợp: Gia đình có người bị polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày,…

6. Các lưu ý để phòng nhiễm vi khuẩn HP

– Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với những người bị bệnh: Bát đũa, cốc, bàn chải,…

– Thực hiện ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm tươi ngon, nguồn gốc rõ ràng

– Hạn chế ăn hàng quán

– Tránh sinh sống ở những nơi có môi trường và nguồn nước ô nhiễm

– Thường xuyên rửa tay đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế nhiễm khuẩn

– Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng

– Luyện tập các môn thể thao phù hợp với thể trạng

– Khám bệnh định kỳ nhằm giúp phát hiện các nguy cơ mắc bệnh sớm

Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn

Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn

Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu vi khuẩn HP là gì? Đây là loại vi khuẩn rất dễ lây nhiễm vì vậy mọi người cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital