Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư thường gặp ở vùng đầu cổ. Rất nhiều người nghĩ rằng ung thư tuyến giáp có thể lây lan nên dễ có tâm lý xa lánh, kì thị người bệnh. Vậy thực tế, ung thư tuyến giáp có lây không?
Menu xem nhanh:
Bệnh ung thư tuyến giáp có lây không?
Ung thư tuyến giáp bắt đầu từ sự phát triển bất thường của tế bào tại tuyến giáp, cơ quan nằm ở vùng cổ dưới, hình cánh bướm có chức năng quan trọng trong sản xuất hoóc môn điều hòa sự phát triển của nhiều cơ quan của cơ thể. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, phổ biến nhất là ở những người trên 40 tuổi. Một nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra, nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp ở nữ giới cao gấp 3 lần so với ở nam giới.
Nhiều người sợ bệnh ung thư tuyến giáp lây nên có tâm lý ngại tiếp xúc, trò chuyện với người bệnh. Ung thư tuyến giáp có lây không? Thực tế, ung thư tuyến giáp không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Vì vậy, bạn có thể thoải mái trò chuyện, ăn uống, bắt tay… với người bệnh mà không phải lo lắng bị mắc bệnh hay không.
Đột biến gen di truyền có thể gây ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, điều nay làm nhiều người nghi ngờ là bệnh ung thư tuyến giáp có lây lan.
Một số người mang gen, hội chứng di truyền có thể gây ung thư tuyến giáp bao gồm:
- Hội chứng FAP (hội chứng đa polyp tuyến có tính gia đình): đây là hội chứng đa polyp di truyền phổ biến nhất được đặc trưng bởi sự xuất hiện của hàng trăm khối polyp ở đại tràng. FAP được nghiên cứu không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng mà còn liên quan đến cả ung thư tuyến giáp.
- Bị bệnh Cowden: những người mang hội chứng này gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp. Bệnh thường do khiếm khuyết gen PTEN gây ra.
- Khuyết tật gen Prkar1a cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp…
Phòng bệnh ung thư tuyến giáp như thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng có nhiều yếu tố được xác định là làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh như:
- Tránh tiếp xúc với tia bức xạ khi còn quá nhỏ
- Chế độ ăn có hàm lượng muối vừa đủ
- Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày
- Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…
- Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao
- Khám sức khỏe, sàng lọc ung thư sớm…