Hiện nay, phẫu thuật là một trong những biện pháp chủ yếu để điều trị bệnh lý u tuyến giáp. Tuy nhiên, bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng tồn tại những rủi ro nhất định và mổ u tuyến giáp cũng không phải ngoại lệ. Vậy người mắc u tuyến giáp lành tính có nên mổ không? Thông tin bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giáp thắc mắc đó.
Menu xem nhanh:
1. U tuyến giáp lành tính có nên mổ không?
1.1. U tuyến giáp lành tính là gì?
U tuyến giáp lành tính (Adenoma tuyến giáp) là những khối u (bướu) hình thành và phát triển trong tuyến giáp – một tuyến nội tiết quan trọng là lớn nhất của cơ thể, nằm trước vùng cổ, ngay trên xương ức. Các khối u này tồn tại dưới dạng thể rắn hoặc thể lỏng, có nguồn gốc từ những tế bào bất thường trong lớp lót mặt trong của tuyến giáp, gây rối loạn nội tiết, lâu ngày hình thành khối u.
Phần lớn các khối u lành tính thường có kích thước nhỏ, tiến triển chậm và không gây bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Một số trường hợp khối u phát triển quá lớn khiến người bệnh có thể tự cảm nhận thấy, sờ thấy và nhìn thấy, kèm theo đó là cảm giác thực quản và khí quản bị đè nén khiến hoạt động nuốt và hô hấp trở nên khó khăn hơn. Một số ít trường hợp khác, các khối u lành tính sẽ sản sinh ra nhiều hormone thyroxine hơn mức bình thường khiến người bệnh gặp phải một số triệu chứng bệnh cường giáp như: nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp, tăng tiết mồ hôi, giảm cân không rõ nguyên nhân…
1.2. U tuyến giáp lành tính có nên mổ không?
Về vấn đề “u tuyến giáp lành tính có nên mổ không?”, các chuyên gia nội tiết cho biết: Để đi đến quyết định có nên mổ hay không, bác sĩ cần dựa trên nhiều yếu tố: vị trí, tính chất, kích thước khối u và thể trạng sức khỏe người bệnh.
Phần lớn trường hợp u tuyến giáp lành tính không phải can thiệp phẫu thuật. Chỉ khi khối u kích thước quá lớn gây ảnh hưởng đến chức năng ăn, nuốt, nói và gây mất thẩm mỹ. Hoặc khi người bệnh đã áp dụng các phương pháp điều trị khác nhưng không hiệu quả hay khi bướu giáp nghi ngờ ung thư … thì phải tiến hành mổ để loại bỏ u.
Tuy nhiên, mỗi ca phẫu thuật nào cũng tồn tại những rủi ro nhất định và mổ u tuyến giáp cũng không phải là ngoại lệ. Bài toán so sánh giữa lợi ích và nguy cơ sẽ được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra chỉ định mổ hoặc không. Mổ u tuyến giáp lành tính chỉ nên thực hiện khi cần thật sự cần thiết. Vì thế, khi phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng của u tuyến giáp, người bệnh nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm.
1.3. Chỉ định điều trị u tuyến giáp lành tính
U tuyến giáp lành tính được chỉ định điều trị theo nguyên tắc sau:
– Khối u kích thước nhỏ từ 1-2cm: Khám theo dõi, chọc xét nghiệm tế bào định kỳ hàng năm. Trong trường hợp kích thước khối u tăng nhanh bất thường hoặc xuất hiện tế bào ung thư, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.
– Khối u có kích thước 2-3mm: Chỉ định điều trị bằng liệu pháp hormone tuyến giáp L-T4 trong vòng ít nhất 6 tháng. Sau đó người bệnh được kiểm tra và đánh giá lại. Nếu kích thước khối u nhỏ hơn trước, người bệnh sẽ tiếp tục điều trị và theo dõi. Nếu khối u lớn hơn hoặc không có dấu hiệu nhỏ đi, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật.
– Khối u có kích thước lớn trên 4cm, gây sưng vùng cổ và chèn ép gây khó thở, khó nuốt, khó nói: Chỉ định phẫu thuật mổ tuyến giáp.
2. Biến chứng phẫu thuật mổ tuyến giáp
Một số biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật mổ u tuyến giáp:
– Khàn tiếng tạm thời hoặc vĩnh viễn, một số trường hợp có thể bị mất tiếng do tổn thương dây thần kinh thanh quản.
– Suy giáp vĩnh viễn: Đây là biến chứng hay gặp nhất. Nếu người bệnh bị cắt bỏ hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn tuyến giáp thì tình trạng suy giáp là điều không thể tránh khỏi. Người bệnh phải dùng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp suốt đời.
– Suy tuyến cận giáp gây ra các triệu chứng của hạ nồng độ canxi máu (co thắt cơ bắp, tê cứng tay chân, ngứa ở các đầu ngón tay chân, tê mặt, liệt tứ chi…).
– Nhiễm trùng hoặc chảy dịch vết mổ.
– Chảy máu quá mức hoặc hình thành các cục máu đông.
– Rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt, có thể mất kinh hoàn toàn.
– Hình thành các bướu ở các bộ phận khác như u vú, u xơ tử cung.
– Co đồng tử, sụp mí mắt.
Tuy nhiên hiện nay các phương pháp phẫu thuật hiện đại nên tỷ lệ gặp phải biến chứng khi phẫu thuật u tuyến giáp là rất nhỏ. Khi thực hiện người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn.
3. Điều trị u tuyến giáp lành tính không cần mổ
Sự tiến bộ của y học hiện đại đã tạo ra một bước đột phá mới trong điều trị u tuyến giáp không cần mổ. Đó chính là phương pháp đốt khối u tuyến giáp bằng sóng cao tần. Phương pháp này sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số cao để tạo nhiệt thông qua sự ma sát các ion trong mô giúp tiêu diệt các tế bào và mạch máu trong khối u.
Đốt khối u bằng sóng cao tần là thủ thuật can thiệp không cần mổ mà chỉ có một đường chọc kim siêu nhỏ kích thước 3mm ở vùng cổ cho phép loại bỏ hoàn toàn khối u mà vẫn giữ được chức năng tuyến giáp và thẩm mỹ.
Ứng dụng sóng cao tần là bước tiến mới trong điều trị u lành tính tuyến giáp và đang ngày được ứng dụng rộng rãi. Bởi phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với phẫu thuật truyền thống:
– Không mổ, không để lại sẹo.
– Không gây suy giáp do chỉ tác động đến mô bệnh, bảo tồn được phần tuyến giáp lành tính, tránh nguy cơ phải bổ sung thuốc hormone tuyến giáp hàng ngày.
– Thời gian điều trị trung bình chỉ khoảng 30 – 45 phút. Sau khi đốt chỉ cần nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 30 phút là có thể về nhà, không phải nằm viện.
– Tỷ lệ biến chứng ít tỷ lệ tái phát bệnh thấp (khoảng 5%).
4. Chế độ dinh dưỡng cho người u tuyến giáp
Người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng có khả khả năng chăm sóc và củng cố chức năng tuyến giáp.
Thực phẩm nên ăn:
– Rau lá xanh: các loại rau lá xanh như rau diếp, rau bina… là nguồn cung cấp magie và các khoáng chất quan trọng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở tuyến giáp.
– Các loại hạt: hạt điều, hạnh nhân, hạt bí… là những loại hạt giàu protein thực vật, magie, kẽm, đồng, vitamin E và B giúp tăng cường chức năng tuyến giáp.
– Thực phẩm chứa nhiều i-ốt: bổ sung i-ốt trong các bữa ăn hàng ngày với lượng hợp lý, bao gồm: muối, rong biển, các loại tảo, hải sản…để giúp cân bằng hormone tuyến giáp và làm giảm sự hình thành các khối u.
– Hải sản: các loại hải sản như tôm, cua, cá… chứa nhiều vi chất bổ dưỡng như i-ốt, kẽm, selen, omega-3, vitamin A và B giúp tuyến giáp khỏe mạnh hơn.
– Vitamin B và các vitamin chống oxy hóa: các vitamin A, C và E là các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ những tổn thương tuyến giáp hiệu quả. Vitamin B trong thịt lợn thịt gà, trứng, rau xanh, các loại đậu, hải sản có vỏ cứng, mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt… sẽ giúp tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh.
Thực phẩm nên kiêng:
– Thực phẩm chế biến sẵn: do có chứa chất phụ gia, đậu tương, calo rỗng… không tốt cho tuyến giáp.
– Thực phẩm từ đậu nành: kiêng ăn hoặc hạn chế ăn các sản phẩm chế biến từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành… do có chứa chất isoflavone gây cản trở quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
– Nội tạng động vật: chứa nhiều axit lipoic ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, axit lipoic sẽ làm mất tác dụng của các thuốc điều trị bệnh về tuyến giáp.
– Đường và chất tạo ngọt: người bị bệnh tuyến giáp thường bị suy giảm chức năng tuyến giáp, làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng. Từ đó gây tăng cân và ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
– Rượu bia và chất kích thích: gây kích thích hệ tiêu hóa và làm rối loạn hoạt động của tuyến giáp, làm giảm khả năng hấp thụ thuốc ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
– Các loại rau họ cải: tránh ăn hoặc hạn chế ăn bắp cải, cải bẹ, cải thìa…. Bởi chúng có chứa chất Isothiocyanates làm hạn chế sự hấp thụ của tuyến giáp, đặc biệt là khi ăn sống.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề u tuyến giáp lành tính có nên mổ không. Chỉ định phẫu thuật điều trị u tuyến giáp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn phương án điều trị hiệu quả nhất.