Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba sau bệnh nhiễm cầu thận nguyên phát và viêm cầu thận thứ phát gây suy thận mạn tính. Vậy triệu chứng sỏi tiết niệu là gì? Nguyên nhân nào gây bệnh? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
Menu xem nhanh:
1. Triệu chứng sỏi tiết niệu
1.1 Các triệu chứng đáng chú ý của bệnh lý sỏi tiết niệu
– Cơn đau quặn thận: Sỏi được hình thành âm thầm và thường chỉ được phát hiện lần đầu bởi cơn đau quặn. Người bệnh lên cơn đau đột ngột, dữ dội vùng thắt lưng, lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và sau đó cơ quan sinh dục. Cơn đau thường xuất hiện sau khi vận động mạnh (chạy nhảy, đi xe trên đường xấu…), khiến sỏi di chuyển đến chỗ chít hẹp, làm tắc đường niệu. Triệu chứng sẽ lui dần sau khi nghỉ ngơi và đi tiểu được.
– Đái buốt, nước tiểu có máu: Tùy theo mức độ tổn thương đường niệu, nước tiểu sẽ có màu khác nhau, từ hồng nhạt đến đỏ toàn bãi.
– Viêm đài bể thận do ứ nước tiểu: Người bệnh bị đái đục, đau vùng lưng – thắt lưng. Đại đa số trường hợp có triệu chứng sốt cao, rét run; nếu muộn có thể có phù, nôn mửa, ăn không ngon miệng …Vì khả năng hoạt động bù trừ của thận rất tốt, vì vậy có trường hợp chỉ phát hiện ra bệnh sỏi khi có dấu hiệu của viêm đài bể thận.
1.2 Các biến chứng nghiêm trọng nếu không loại bỏ sỏi và triệu chứng của sỏi tiết niệu
- Chần chừ điều trị, để các triệu chứng sỏi tiết niệu diễn biến phức tạp, bệnh nhân có thể sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm như:
- – Giãn đài bể thận, niệu quản do sỏi kẹt gây ứ đọng nước tiểu, nước tiểu không được lưu thông bài tiết ra ngoài hoàn toàn.
- – Nhiễm trùng tiết niệu cũng là một hệ lụy đáng quan tâm do sỏi kẹt bám dính, sỏi di chuyển gây trầy xước niệu quản tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm.
- – Nghiêm trọng hơn có thể là các tình trạng suy thận cấp tính, suy thận mạn tính, dần dần làm thận mất chức năng hoàn toàn, người bệnh thậm chí phải cắt bỏ thận, chạy thận, hoặc ghép thận…
2 Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu do nhiều nguyên nhân gây ra. Quá trình hình thành sỏi thường bắt nguồn từ các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Khi có những rối loạn về mặt sinh lý bệnh học và có những yếu tố như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu hay có các yếu tố di truyền thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh từ một nhân nhỏ rồi lớn dần thành sỏi.
3. Cách điều trị giảm triệu chứng bệnh sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là một bệnh lý phức tạp, có thể gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng. Vì vậy khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa ý tế để được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp. Tuỳ mức độ bệnh bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp phù hợp để lấy sỏi ngay, có trường hợp có thể trì hoãn lấy sỏi nghĩa là can thiệp lấy sỏi chủ động theo lịch như mổ lấy sỏi hoặc tán sỏi. Có trường hợp không cần can thiệp như đối với trường hợp sỏi nhỏ không gây các biến chứng đau nhiều, tiểu ra máu hoặc gây biến chứng viêm nhiễm ở thận.
Và cách để loại bỏ được triệu chứng sỏi tiết niệu triệt để, người bệnh không chỉ sử dụng thuốc giảm đau đơn thuần để làm giảm các cơn đau quặn thận gây khó chịu, mà bệnh nhân cần loại bỏ toàn diện ra khỏi hệ tiết niệu. Từ đó các vấn đề tắc nghẽn nước tiểu, cọ xát của sỏi gây chảy máu sẽ biến mất.
Hiện nay các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu bằng y học hiện đại sẽ giúp người bệnh thoát sỏi nhẹ nhàng, êm ái và nhanh chóng hơn bao giờ hết.
– Với tình trạng sỏi tiết niệu kích thước nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc hay còn gọi là điều trị nội khoa theo liệu trình phù hợp với tình trạng sỏi của mỗi người.
– Hầu hết các tình trạng sỏi hiện nay đều được điều trị bằng các phương pháp tán sỏi công nghệ cao, hạn chế tối đa xâm lấn, thay thế mổ mở truyền thống.
Tán sỏi ngoài cơ thể sử dụng sóng điện từ tác động bên ngoài da xuyên vào sỏi và làm vỡ sỏi thành vụn nhỏ để chúng di chuyển ra bên ngoài theo dòng nước tiểu.
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser và tán sỏi nội soi ngược dòng ống mềm bằng laser: Sử dụng năng lượng laser trực tiếp bắn phá sỏi thành vụn nhỏ thông qua quá trình nội soi ngược dòng từ niệu đạo lên bàng quang, niệu quản, thận.
Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser: Bằng kỹ thuật tạo một vết rạch siêu nhỏ 5mm trên da để chọc và nong 1 đường hầm vào thận, qua đó bác sĩ sẽ đưa các thiết bị nội soi tán sỏi vào để bắn vỡ viên sỏi lớn thành vụn nhỏ và trực tiếp hút chúng ra ngoài.
4. Kết luận
Có thể thấy triệu chứng của sỏi tiết niệu gây ra những bất lợi và ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Lời khuyên tốt nhất dành cho người bệnh là khi có các dấu hiệu của sỏi tiết niệu cần đi thăm khám và kiểm tra sớm. Trong trường hợp phát hiện mắc sỏi bệnh nhân không nên chần chừ giữ sỏi, làm sỏi tiến triển thêm nữa, mà hãy nhanh chóng đến bệnh viện uy tín xử lý sỏi để quá trình điều trị trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn.