Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Nhận biết được các triệu chứng ruột kích thích sẽ giúp sớm phát hiện và điều trị bệnh. Hội chứng này ảnh hưởng nhiều tới đời sống người bệnh, thậm chí có thể gây trầm cảm.
Menu xem nhanh:
Các triệu chứng ruột kích thích
Các triệu chứng ruột kích thích có thể rất khác nhau ở mỗi người. Những triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
Đau bụng hoặc chuột rút.
Cảm giác bụng nặng nề, căng chướng.
Đầy hơi.
Người bệnh bị tiêu chảy hoặc táo bón, đôi khi xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy.
Có chất nhầy trong phân.
Cách xử trí khi có các triệu chứng ruột kích thích
Nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ thấy xuất hiện các triệu chứng nhẹ của hội chứng ruột kích thích. Những triệu chứng này có thể được ngăn chặn. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, các dấu hiệu xuất hiện nghiêm trọng khiến điều trị y tế không có hiệu quả. Khi đó, các triệu chứng ruột kích thích có thể là biểu hiện của các bệnh khác. Với hầu hết mọi trường hợp mắc bệnh, hội chứng ruột kích thích đã trở thành mãn tính. Có thể có lúc các triệu chứng tăng nặng hơn. Nhưng cũng có thời gian các triệu chứng được cải thiện hoặc thậm chí biến mất hoàn toàn.
Để xử trí hiệu quả với các triệu chứng ruột kích thích, người bệnh cần đi khám sớm nếu có sự thay đổi liên tục trong thói quen đại tiện. Hoặc khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của hội chứng ruột kích thích. Các triệu chứng này có thể là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn bệnh ung thư ruột kết.
Bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp để làm giảm các triệu chứng ruột kích thích. Bên cạnh đó là điều trị các bệnh đường ruột khác nghiêm trọng hơn, như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn, viêm ruột, và ung thư ruột kết. Các chỉ định điều trị cũng giúp ngăn chặn, phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra từ hội chứng ruột kích thích, chẳng hạn tiêu chảy mãn tính.
Hầu hết những người bị mắc hội chứng ruột kích thích sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện khi được kiểm soát tình trạng bệnh đúng cách. Chỉ có một số nhỏ những người bị hội chứng ruột kích thích có các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Trong nhiều trường hợp, có thể kiểm soát hội chứng ruột kích thích bằng cách thực hiện lối sống khoa học, chế độ ăn uống hợp lý và giảm, tránh các trạng thái căng thẳng thần kinh.
Các phương pháp điều trị thường được chỉ định
Bổ sung chất xơ. Việc bổ sung chất xơ, như psyllium hoặc methylcellulose với chất lỏng có thể giúp kiểm soát táo bón.
Thuốc chống tiêu chảy. Các thuốc như loperamide có thể giúp kiểm soát tiêu chảy.
Loại bỏ thực phẩm sinh khí. Nếu có đầy hơi khó chịu hoặc đánh hơi một lượng đáng kể, bác sĩ có thể khuyên nên cắt bỏ các hạng mục như đồ uống có ga, xà lách, trái cây tươi và rau quả, đặc biệt là bắp cải, bông cải xanh và súp lơ.
Thuốc kháng acetylcholin. Một số người cần đến loại thuốc có ảnh hưởng đến một số hoạt động của hệ thần kinh tự trị để làm giảm co thắt ruột gây đau. Thuốc này có thể hiệu quả với những người có những cơn tiêu chảy, nhưng có thể làm chứng táo bón nặng thêm.
Thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh và tư vấn điều trị căng thẳng tâm lý.