Menu xem nhanh:
Triệu chứng ruột kích thích
Các dấu hiệu và triệu chứng ruột kích thích có thể khác nhau theo từng người và thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa nếu không được nhận biết và chẩn đoán một cách chính xác. Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích thường là mãn tính và các triệu chứng này có lúc xấu đi và có lúc cải thiện thậm chí mất đi hoàn toàn nhưng chúng có thể dễ dàng tái phát bất cứ lúc nào nếu không được chẩn đoán kịp thời và điều trị hiệu quả. Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là:
- Đau hoặc đau quặn bụng
- Cảm giác chướng bụng
- Đầy hơi
- Tiêu chảy hoặc táo bón, đôi khi các đợt táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau.
- Phân có chứa chất nhầy.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi liên tục về thói quen đại tiện. Hay nếu thấy có bất kỳ triệu chứng ruột kích thích nào nêu trên, thì điều quan trọng là cần phải đến gặp bác sĩ sớm vì điều này có thể giúp bạn phát hiện một số bệnh lý nghiêm trong hơn, ví dụ như ung thư đại tràng.
- Khi có các dấu hiệu bất ổn về đường tiêu hóa bạn cần đến thăm khám với bác sĩ sớm để có biện pháp điều trị hiệu quả. (ảnh minh họa)
Các triệu chứng ruột kích thích biểu hiện tình trạng rất nghiêm trọng, ban cần đến gặp bác sĩ ngay bao gồm:
- Chảy máu trực tràng
- Đau bụng ngày càng nhiều và xảy ra vào ban đêm.
- Sụt cân
Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra các biện pháp để làm giảm triệu chứng cũng như loại trừ các bệnh lý ở đại tràng như bệnh viêm ruột, ung thư đại tràng,… Ngoài ra việc chủ động thăm khám sớm có thể giúp bạn phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra như bệnh tiêu chảy mãn tính.
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
Chưa có kết luận cụ thể nào về các nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên theo nghiên cứu dựa trên các ca bệnh mắc hội chứng này thì nguyên nhân chủ yếu là do sự co bóp quá mức của các lớp cơ bên trong thành ruột. Khi các cơn co thắt mạnh sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Ngược lại, khi các cơ ở thành ruột co thắt yếu, sẽ khiến quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra chậm, làm cho phân trở nên khô và cứng hơn.
Ngoài ra, những bất thường do hệ thần kinh ở đường tiêu hóa có thể là nguyên nhân gây cho bạn cảm giác khó chịu khi bụng bị trướng hơi hoặc đầy phân. Sự phối hợp kém hiệu quả giữa các tín hiệu của não và ruột có thể làm cơ thể phản ứng quá mức khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Các yếu tố gây kích thích
Như vậy các yếu tố sau đây như thực phẩm, căng thẳng, nội tiết tố và các bệnh lý khác không phải là nguyên nhân chính gây ra hội chứng ruột kích thích. Chúng chỉ đóng vai trò là các chất kích thích gây ra triệu chứng này.
Thực phẩm
Một số loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có chứa nhiều vi sinh vật có hại, khi chúng ta tiêu thụ sẽ khiến các vi sinh vật này xâm nhập vào cơ thể gây loạn khuẩn đường ruột gây hội chứng ruột kích thích.
- Thực phẩm bẩn có thể gây triệu chứng ruột kích thích. (ảnh minh họa)
Căng thẳng
Căng thẳng sẽ khiến các cơ ở thàn ruột co bóp mạnh hơn, điều này có thể dễ gây ra tình trạng ruột kích thích.
Nội tiết tố
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi nội tiết tố đóng một vai trò trong việc gây ra hội chứng này. Nhiều phụ nữ nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng trở nên nặng hơn trong hoặc trước/sau kỳ kinh nguyệt;
Các bệnh lý khác
Tiêu chảy, nhiễm trùng cấp tính (viêm dạ dày ruột) hoặc tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức trong đường ruột (loạn khuẩn) có thể kích thích và gây ra hội chứng ruột kích thích.
Để chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị hiệu quả, bạn nên lựa chọn cho mình một địa chỉ có chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, các bác sĩ sẽ thăm khám và phát hiện sớm các triệu chứng ruột kích thích và có biện pháp điều trị hiệu quả nhất.