Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Dựa vào triệu chứng mạch vành từ sớm em có thể giúp bệnh nhân kiểm soát và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành hiệu quả .
Menu xem nhanh:
1. Bệnh mạch vành là gì ?
Bệnh mạch vành là tình trạng xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của mạch vành bị hẹp hoặc cản trở cho sự hình thành của các mạng tích tụ trong thành động mạch. Sự xuất hiện của các mảng bám theo thời gian sẽ làm động mạch vành bị hẹp, xơ cứng ảnh không được mềm mại và đàn hồi như trước, các mảng bám này được gọi là xơ vữa động mạch.
Khi các bệnh mạch vành tim, Sự lưu thông máu và các cơ tim trở nên khó khăn hơn, khiến tim không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, gây ra các cơn đau thắt ngực. Sau một thời gian dài, bệnh mạch vành khiến cơ tim phải hoạt động nhiều hơn và gây suy tim, rối loạn nhịp tim. Đây là những biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong. Do vậy, việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị từ sớm là vô cùng cần thiết.
2. Những triệu chứng mạch vành cảnh báo bệnh từ sớm
Ở những giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh mạch vành thường không rõ rệt và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Thế nhưng, nếu lắng nghe cơ thể và thăm khám định kỳ bạn vẫn có thể dễ dàng nhận ra được được 5 triệu chứng mạch vành cảnh báo bệnh từ sớm như sau.
2.1 Đau thắt ngực là triệu chứng mạch vành phổ biến
Đây là một triệu chứng phổ biến của bệnh mạch vành. Đau thắt ngực được mô tả là cơn đau ngực dữ dội, khi có cảm giác đều nén ở ngực gây khó thở. Cơn đau thường bắt đầu ở phía bên ngực trái, có thể Lan sang vùng bình cổ vai gáy, cánh tay và lưng. Cơn đau thường xuyên giảm sau vài phút, nếu không giảm sau 15 phút rất có thể đây là tình trạng mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim nguy hiểm.
Đau thắt ngực được chia thành 2 dạng: Đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định. Trong đó, Thắt ngực ổn định thường phổ biến hơn, xuất hiện khi người bệnh vận động gắng sức hai khi gặp phải cú sốc lớn hoặc thời tiết lạnh đột ngột. Cơn đau này thường giảm dần ăn khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc giãn tĩnh mạch.
Ngược lại, cơn đau thắt ngực không ổn định có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc đang ngủ mà không hề báo trước. Đặc biệt, một người bệnh có cơn đau này rất dễ bị nhồi máu cơ tim nên cần xử lý càng sớm càng tốt.
2.2 Khó chịu vùng ngực, cánh tay
Những người bị mắc bệnh mạch vành, thường là phụ nữ hay những người bị mắc bệnh tiểu đường sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng ngực hoặc cánh tay. Cảm giác này thậm chí rõ ràng hơn các cơn đau thắt ngực.
2.3 Khó thở, thở gấp
Việc giảm lượng máu tới cơ tim khiến tim giảm khả năng co bóp, bơm máu và hút máu. Máu sẽ bị ứ đọng tại phổi gây ra tình trạng khó thở, thở gấp, nhất là khi hoạt động quá sức hoặc căng thẳng thần kinh. Nếu bạn bị thở gấp ngay cả khi đi bộ hoặc làm những công việc hàng ngày vận động nhẹ nhàng thì rất có thể bệnh mạch vành của bạn đã trở nên nặng hơn.
2.4 Mệt mỏi, chóng mặt, toát mồ hôi
Cảm giác mệt mỏi, uể oải, chóng mặt thường chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động quá sức. đây là dấu hiệu cảnh báo lượng máu lên não bị thiếu hụt. Ngoài ra, đổ mồ hôi lạnh cũng là triệu chứng của bệnh mạch vành tim. Nếu những triệu chứng này đi kèm với các cơn đau thắt ngực, khó thở, người bệnh cần đặc biệt chú ý, bởi đây có thể là dấu hiệu báo trước của một cơn nhồi máu cơ tim.
2.5 Tim đập bất thường là triệu chứng mạch vành nguy hiểm
Người bệnh có thể nghe rõ nhịp tim đập nhanh, thành từng nhịp kèm theo đó là hiện tượng hồi hộp, đánh trống ngực, run rẩy, bồn chồn. Nguy hiểm hơn, bệnh mạch vành có thể gây rung thất. Đây là rối loạn nhịp tim nguy hiểm, có thể gây tử vong Nếu không được xử lý kịp thời .
3. Làm sao để phòng ngừa và giảm nhẹ triệu chứng mạch vành
3.1 Thay đổi lối sống
Việc thay đổi những thói quen tốt, xây dựng lối sống lành mạnh là phương pháp hiệu quả trả giúp phòng ngừa và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh mạch vành.
– Không hút thuốc lá, hạn chế đồ uống có cồn
– Chế độ ăn uống khoa học, hạn chế dầu mỡ và muối
– Luyện tập thể dục đều đặn với các bài tập tập phù hợp với sức khỏe của từng bệnh nhân
– Thường xuyên kiểm tra và điều trị từ sớm các bệnh lý liên quan đến bệnh mạch vành
– Xây dựng lối sống tích cực, vui vẻ, trẻ tránh căng thẳng thần kinh quá mức.
3.2 Điều trị nội khoa bằng thuốc
Trong trường hợp bệnh mạch vành có dấu hiệu nặng hơn, thay đổi lối sống không thể để làm thuyên giảm bệnh lý, Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc thuốc điều trị phù hợp dựa trên mức độ bệnh lý của từng bệnh nhân.
3.3 Điều trị can thiệp phẫu thuật
Trường hợp bệnh mạch vành nặng, không thể đáp ứng thuốc ốc và có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao. Bác sĩ sẽ gợi ý bệnh nhân ăn về điều trị can thiệp phẫu thuật như: Đặt stent mạch vành hay phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Tuy nhiên, in bệnh nhân vẫn cần tự thay đổi lối sống để phòng ngừa các biến chứng ảnh nguy hiểm của bệnh mạch vành về sau.
Trên đây là những thông tin về 5 triệu chứng mạch vành phổ biến Có thể dễ dàng nhận biết, giúp bạn phòng ngừa và phát hiện các bệnh lý về tim mạch hiệu quả. Để đảm bảo sức khỏe, nghe người bệnh nên thường xuyên thăm năm khám tại các chuyên khoa nội tim mạch để được chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh lý từ sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.