Triệu chứng bệnh ung thư trực tràng giai đoạn đầu không rõ ràng. Ở giai đoạn sau, người bệnh có thể thấy táo bón, đi ngoài phân nhỏ, đại tiện ra máu, giảm cân đột ngột.
Ung thư trực tràng là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ trực tràng – phần cuối của đại tràng, nối với hậu môn, là nơi thực phẩm bị phân rã để tạo ra năng lượng và là nơi thải bỏ các thất thải đặc của cơ thể qua hậu môn.
Triệu chứng ung thư trực tràng không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Đến giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể thấy:
Những triệu chứng ung thư trực tràng
Menu xem nhanh:
Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Bệnh ung thư đại trực tràng thường có biểu hiện: hơi thở hôi, ợ hơi, ợ chua, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài… do đại tràng là nơi chứa phân, bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa nên ở giai đoạn sớm, người bị ung thư đại tràng thường hay bị chứng rối loạn tiêu hóa.
Đi ngoài ra máu lẫn với nhầy
Bệnh nhân ung thư trực tràng thường đi ngoài có máu lẫn với nhầy trong phân. Thêm vào đó, khi đi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn, phân nhày mũi máu và phân nát, phân mỏng dẹt.
Uống thuốc kháng sinh không hết đi ngoài
Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, khi bị lị, người bệnh uống thuốc kháng sinh đặc trị sẽ khỏi nhưng khi bị ung thư đại trực tràng, uống kháng sinh cũng không khỏi tình trạng đi ngoài.
Đau quặn bụng từng cơn, gầy sút
Ngoài các triệu chứng nêu trên, người bệnh còn mắc các dấu hiệu muộn như: đau quặn bụng từng cơn, gầy sút khi ung thư phát triển. Khi ung thư muộn thì có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…
Để chẩn đoán ung thư trực tràng, bác sĩ sẽ chỉ định:
- Khám lâm sàng: bác sĩ khám thể chất, hỏi thăm bệnh sử và đánh giá nguy cơ mắc bệnh của người bệnh, từ đó tư vấn các xét nghiệm cần thiết.
- Xét nghiệm máu trong phân (FOBT): Đôi khi các ung thư hay các u thịt (polyp) gây chảy máu, FOBT có thể phát hiện một lượng nhỏ máu trong phân.
- Nội soi đại trực tràng: giúp phát hiện sớm những bất thường, tổn thương, khối u ở đại trực tràng. Nếu nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác như: siêu âm, chụp CT, MRI, sinh thiết…
Ung thư đại trực tràng nếu phát hiện sớm, có thể chữa được bệnh.