Menu xem nhanh:
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, sau đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi như:
Cảm lạnh
- Cảm lạnh đối với mẹ có thể là “chuyện nhỏ” nhưng với bé có thể là một nỗi lo lớn
Đây là nguyên nhân nhất khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Cảm lạnh là do sự tấn công của virus, kèm theo trẻ bị nhiễm lạnh sẽ khiến con bị ho, sốt nhẹ, nhảy nước mắt, hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Các triệu chứng cảm lạnh thường nhẹ hơn cảm cúm và cũng nhanh khỏi, khoảng 5-7 ngày là bệnh sẽ khỏi nếu như mẹ biết chăm sóc trẻ đúng cách.
Cảm cúm
Các biểu hiện của cảm cúm tương tự như cảm lạnh nhưng các biểu hiện thường nặng hơn và kéo dài hơn cảm lạnh. Khi trẻ bị nghẹt mũi do cảm cúm thường kèm theo biểu hiện mệt mỏi, đau họng, ho, sốt, chán ăn,…Trẻ bị cảm cúm cần được đi thăm khám sớm với bác sĩ để tránh các biến chứng viêm đường hô hấp hay gặp phải như viêm mũi, viêm họng hoặc viêm phế quản.
Viêm xoang
- Viêm xoang gây triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ. (ảnh minh họa)
Trẻ bị viêm xoang không chỉ sổ mũi, chảy nước mũi xanh mà bé còn hay nghẹt mũi, con khụt khịt, khó thở, thường lấy tay đưa lên dụi vào mũi để giảm bớt cảm giác khó chịu ở mũi.
Do dị ứng
Trẻ sơ sinh thường rất mẫn cảm với môi trường xung quanh. Bé có thể bị dị ứng với phấn hoa, lông vật nuôi, khói bụi, mỹ phẩm, thuốc,… khi đó trẻ sẽ có các biều hiện như hắt hơi, ngứa mũi, đỏ mũi, nghẹt mũi.
Dị vật trong mũi
- Trẻ bị mắc dị vật trong mũi có thể gây nghẹt mũi, khó thở cần được thăm khám và xử trí kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. (ảnh minh họa)
Khi có dị vật trong mũi, trẻ có biểu hiện mũi khụt khịt, khiến bé khó thở. Nếu dị vật ở phần nông ba mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy nhưng khi dị vật nhỏ vào sâu trong mũi nếu nhìn bằng mắt thường có thể mẹ sẽ không phát hiện ra. Khi đó trẻ cần được nội soi để chẩn đoán để phát hiện sớm và có biện pháp can trị kịp thời.
Các bệnh lý khác
Một số bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm mũi, họng, viêm phế quản, viêm phổi,..có thể khiến bé bị nghẹt mũi.
Cách trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
- Nước muối giúp làm loãng chất nhầy mũi, có thể giúp trẻ “thông ống mũi” tạm thời, từ đó giảm khó chịu khi bị nghẹt mũi. (ảnh minh họa)
Trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý. Nước muối giúp làm loãng chất nhầy mũi, có thể giúp trẻ ‘thông ống mũi’ tạm thời, từ đó giảm khó chịu. Trong nước muối sinh lý cũng không chứa bất kỳ hóa chất nào nên rất an toàn khi dùng cho trẻ.
Nếu sử dụng thuốc nhỏ, dùng 2 giọt vào mỗi lỗ mũi, sau đó sử dụng bóng hút mũi hoặc máy hút mũi để rút nước mũi và chất nhầy ra ngoài. Tuy nhiên, cần nhớ rằng việc hút mũi cần được làm cẩn thận vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
Ở những môi trường có không khí khô, lạnh, cha mẹ có thể áp dụng phương pháp “xông hơi” để làm ẩm đường mũi của trẻ sơ sinh. Như mẹ có thể thử xả nước nóng vào chậu và để hơi nóng làm ẩm không gian phòng tắm, sau đó để trẻ vào bên trong và giữ bé trong vài phút, sẽ giúp cho không khí trẻ thở ấm hơn, ẩm hơn, làm chất nhầy bớt dính hơn và dễ thông hơn. Tuy nhiên, do cách này có liên quan đến nhiệt độ nên phải thật cẩn thận khi áp dụng.
Cách phòng tránh tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
- Chú trọng tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ bằng cách cho trẻ ăn và ngủ đúng giờ.
- Giữ gìn không gian xung quanh bé trong lành, sạch sẽ, đặc biệt là những khu vực bé chơi hay sinh hoạt nhiều. Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh cảm cúm.
- Vệ sinh bé thường xuyên sẽ giúp làm giảm lây nhiễm các vi khuẩn có hại cho bé và giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè.
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc – Địa chỉ khám và chữa bệnh UY TÍN được hàng ngàn bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn. Hãy liên hệ 1900 55 88 92 để đặt lịch khám sớm nhất cho bé với các bác sĩ Nhi khoa tại Thu Cúc và được hỗ trợ tốt nhất.