Chảy máu cam là hiện tượng xuất hiện bất ngờ cha mẹ cần biết cách xử trí đúng cách, kịp thời vì thế trẻ chảy máu cam phải làm sao là vấn đề nhiều mẹ băn khoăn cần được giải đáp cụ thể.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân của tình trạng trẻ bị chảy máu cam
1.1. Trẻ em bị tình trạng chảy máu cam, nguyên nhân do đâu?
Chảy máu cam hoặc chảy máu mũi là tình trạng thường xảy ra ở hầu hết mọi người, nhưng đặc biệt phổ biến ở trẻ em từ 2 đến 10 tuổi. Chảy máu mũi ở trẻ em có thể được chia thành hai loại: chảy máu mũi phía trước và chảy máu mũi phía sau.
Chảy máu mũi phía trước xảy ra khi máu chảy ra từ phía trước của mũi và chiếm khoảng 90% trường hợp. Vị trí phổ biến nhất để máu chảy là đám rối Kiesselbach ở phần dưới vách ngăn mũi (vùng này chứa nhiều mạch máu nhỏ dễ vỡ). Thông thường, máu chảy chỉ từ một bên mũi, và lượng máu chảy ra chủ yếu từ phía trước không nhiều. Chảy máu mũi phía trước thường xảy ra khi trẻ ở trong môi trường khô hanh như sử dụng lò sưởi hoặc máy điều hòa trong thời gian dài. Sự khô niêm mạc gây ra vách ngăn mũi trở nên vảy, nứt nẻ và dễ chảy máu.
Chảy máu cam ở trẻ thường xuất hiện bất ngờ và phổ biến
Chảy máu mũi phía sau chiếm khoảng 10% trường hợp và thường xảy ra ở các mạch máu ở vị trí cao hơn và sâu hơn trong mũi. Máu chảy từ cả hai bên mũi, chảy nhiều ra phía sau và chảy xuống họng, có thể gây nguy hiểm. Mặc dù không phổ biến nhưng mức độ nguy hiểm của chảy máu mũi phía sau lại cao hơn do khó kiểm soát, thường cần đến sự chăm sóc y tế. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở người cao tuổi, người có huyết áp cao hoặc trong trường hợp chấn thương vùng mũi và mặt.
1.2. Trẻ chảy máu cam phải làm sao?
Chảy máu cam thường không có một dấu hiệu nào được báo trước. Lúc trẻ đang chơi đùa, ăn uống, ngồi học bài và có khi là đang ngủ… hiện tượng chảy máu cam vẫn có thể xuất hiện. Khi gặp triệu chứng chảy máu cam, hầu hết các bé đều rơi vào trạng thái hoang mang, hoảng hốt. Vì vậy, cha mẹ cần động viên trẻ dỗ trẻ không khóc.
Việc quan trọng trước mắt khi thấy trẻ bị chảy máu cam là cha mẹ cần tìm cách cầm máu cho trẻ. Tuy nhiên, thay vì lấy giấy hay khăn chặn đầu mũi của trẻ để máu không chảy ra ngoài thì tốt hơn là các mẹ cần cầm máu bằng cách dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn trong khoảng 3-5 phút là máu sẽ ngừng chảy, sau đó cho trẻ nằm nghỉ.
Ba mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không cho bé nuốt máu vào bụng. Nếu thấy máu chảy xuống họng bé, các mẹ hãy cho bé nằm nghiêng và dùng lưỡi đẩy máu ra mỗi 2-4 phút để theo dõi lượng máu mất.
Hầu hết các trường hợp chảy máu cam ở trẻ là lành tính và thỉnh thoảng mới xuất hiện với lượng máu ít. Tuy nhiên, nếu trường hợp trẻ bị chảy máu cam thường xuyên và chảy nhiều máu, kèm theo các triệu chứng khác như hoa mắt, choáng váng, tim đập nhanh, khó thở,… thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời.
Trong quá trình cấp cứu, cha mẹ cần theo dõi tình trạng chảy máu cam và đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu gặp các trường hợp sau đây:
– Máu không ngừng chảy ra từ mũi sau khi đã thực hiện biện pháp cấp cứu trong vòng 20 phút.
– Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên và nhiều lần.
– Máu chảy nhanh chóng hoặc trẻ mất một lượng máu lớn (hơn 1 cốc đầy).
– Trẻ bị chảy máu do chấn thương, tai nạn (ví dụ: bị ngã hoặc bị đấm vào mặt).
– Trẻ bị chóng mặt, yếu sức.
– Trẻ đang được cho sử dụng thuốc chống đông máu.
– Trẻ có bệnh toàn thân khác ảnh hưởng đến quá trình đông máu, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh gan, bệnh hemophilia.
– Trẻ bị chảy máu mũi sau khi sử dụng một loại thuốc mới hoặc sau liệu pháp hóa trị.
– Trường hợp chảy máu sau (máu chảy xuống phần sau họng chứ không chảy ra phía trước mũi) luôn cần sự trợ giúp từ bác sĩ.
– Chảy máu cam đi kèm với các vết tím bầm trên toàn bộ cơ thể hoặc đi kèm với chảy máu ở các vùng khác như trong phân hoặc nước tiểu.
2. Cách phòng ngừa chứng chảy máu cam cho trẻ
– Cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý (nước muối loãng) rửa sạch mũi cho con, phòng cách bệnh về mũi hay cảm cúm cho trẻ lúc giao mùa, thay đổi thời tiết.
– Tập thói quen cho trẻ không được lấy ngón tay chọc vào mũi
– Thường xuyên cho trẻ đi khám bệnh định kỳ, nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân bị chảy máu cam để có cách xử trí nhanh chóng.
– Khi thấy trẻ bị chảy máu cam với các triệu chứng như đã nêu ở trên thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất.
Chảy máu cam có thể là hiện tượng thường gặp và tưởng chừng như đơn giản nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế, phụ huynh cần hết sức chú ý để có cách xử trí và phòng ngừa tốt cho con yêu của mình.