Menu xem nhanh:
Vì sao trẻ chậm tăng cân?
Tùy từng độ tuổi của bé mà mức độ tăng cân nặng của trẻ là khác nhau. Trẻ chậm tăng cân có thể gặp ở các lứa tuổi:
Khi còn trong bụng mẹ
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ không được đầy đủ là nguyên nhân chính khiến trẻ chậm tăng cân. Ngoài ra, khi mẹ bị nhiễm trùng trong thai kỳ, tiếp xúc với các chất, hóa chất độc hại, mẹ hút thuốc lá, uống rượu khi mang thai cũng khiến cân nặng của bé chậm tăng và dễ gây dị tật bẩm sinh của thai.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Ở giai đoạn này bé chậm tăng cân chủ yếu do khả năng bú kém. Mẹ nên xem bé có bị dính thắng lưỡi (dính phanh lưỡi) hay không, vì dính thắng lưỡi sẽ làm cử động của lưỡi kém linh hoạt, bé sẽ khó bú, khó nuốt, lâu dần con bú kém hơn. Xem lại cách pha sữa cho trẻ xem có bị đặc quá hay loảng quá hay không. Cho con bú đã đúng cách chưa. Bé mắc các tật bẩm sinh nào về đường tiêu hóa hay không.
Trẻ độ tuổi 3-6 tháng tuổi
Ở lứa tuổi này trẻ chậm tăng cân chủ yếu do các nguyên nhân như bú thiếu, pha sữa chưa đúng cách, các bệnh lý vùng miệng, trào ngược dạ dày thực quản, không dung nạp protein sữa.
Trẻ 7-12 tháng tuổi
Ở độ tuổi này bé đã bắt đầu ăn dặm, có thể vẫn bú hoặc không bú nữa. Mẹ cần chú ý chế độ ăn dặm của con: mẹ chọn loại thức ăn có phù hợp với lứa tuổi của trẻ chưa, khẩu vị của con như thế nào, đã kiên nhẫn khi cho bé ăn chưa, bé có mắc các bệnh lý ở họng-miệng hay bệnh tiêu hóa nào không?
Trẻ trên 12 tháng
Ở độ tuổi này bé thường rất hiệu động, thường mất tập trung khi ăn, ham chơi nhiều khi quên ăn luôn. Bên cạnh đó các bệnh lý về đường tiêu hóa, bệnh răng miệng, … cũng dễ khiến trẻ biếng ăn lâu ngày khiến bé “lười ăn” nên chậm tăng cân.
Nếu trẻ không mắc các bệnh lý về đường ruột, hệ tiêu hóa tốt, các dị tật bẩm sinh, phần lớn trẻ chậm tăng cân là do bé biếng ăn. Do đó ba mẹ cần chú ý về chế độ ăn uống của con: đủ dinh dưỡng và ăn đúng cách.
Trẻ chậm tăng cân khi nào cần đi khám?
Trẻ chậm tăng cân kéo dài, khiến cơ thể bé không được cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng để nuôi các cơ quan trong cơ thể, trẻ dễ rơi vào hội chứng chậm phát triển, suy dinh dưỡng, rối loạn tăng trưởng, dễ ốm và dễ mắc bệnh.
Trẻ sơ sinh 6 tháng đầu tiên có thể tăng từ 1,5 đến 2,5cm chiều cao mỗi tháng và tăng từ 140-200gram cân nặng mỗi tuần. Theo nghiên cứu một em bé bình thường có thể tăng gấp đôi cân nặng sau sinh khi được 5 tháng tuổi.
Với những bé từ 6-12 tháng tuổi, quá trình tăng trưởng của con có phần chậm lại vì một phần nặng lượng của con được sử dụng cho các hoạt động như ngồi, bò, đi, chạy, … Một em bé ở độ tuổi này có thể tăng khoảng 1cm chiều cao mỗi tháng, khoảng 85-140 gram can nặng mỗi tuần.
Nếu như bé của bạn tăng cân nặng theo chiều hướng này nhưng chậm hơn một chút, thì bạn không cần quá lo ngại. Hãy chú ý bổ sung dinh dưỡng cho con thông qua chế độ ăn, uống, khuyến khích bé ăn, bú. Nhưng nếu trẻ tăng cân chậm hơn so với mức tăng trưởng nhiều, bạn nên cho con đi thăm khám với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé chậm tăng cân, xem con có gặp vấn đề gì không để từ đó có biện pháp xử trí, điều chỉnh kịp thời, giúp con tăng cân đạt chuẩn.
Trẻ chậm tăng cân khám ở đâu?
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là địa chỉ được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn thăm khám sức khỏe cho bé bởi:
- Đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, giàu kinh nghiệm từ các bệnh viện lớn ra làm việc như viện E, Xanh-Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trung ương …
- Khám tận tình, hạn chế kháng sinh, trẻ không sợ khám
- Hệ thống máy móc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh tân tiến
- Cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ tiện nghi
- Có khu vui chơi rộng rãi dành riêng cho trẻ
- Chi phí hợp lý
- Tổng đài chăm sóc khách hàng 24/7, đặt lịch khám nhanh
- Phục vụ chu đáo và thanh toán BHYT
- Khi đến khám, phụ huynh và bé được đón tiếp chu đáo, hướng dẫn tận tình. Hồ sơ bệnh sử online được lưu trọn đời và phụ huynh có thể dễ dàng tra cứu khi cần.