Trẻ bị viêm amidan cấp và những điều cha mẹ nên lưu ý!

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Bé Đ.H.B.A (24 tháng) vừa qua đã nhập viện đa khoa quốc tế Thu Cúc TCI do chẩn đoán viêm amidan cấp. Trẻ bị viêm amidan cấp là tình trạng ngày càng phổ biến do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Cùng tìm hiểu về bệnh lý viêm amidan cấp cũng như câu chuyện của bé B.A trong bài viết dưới đây nhé!

1. Trẻ bị viêm amidan cấp là như thế nào?

trẻ bị viêm amidan cấp

Viêm amidan cấp sẽ khiến cho sức khỏe của trẻ giảm sút, mệt mỏi và chán ăn. Đây là tình trạng bệnh lý ngày càng được ghi nhận nhiều hơn tại Việt Nam.

Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm ở khối tân bào nằm ở khẩu cái và nếp họng gây ra bởi virus và vi khuẩn.

Viêm amidan cấp tính ở trẻ em là tình trạng amidan khẩu cái bị viêm xung huyết. Đây là tình trạng thường xảy ra ở trẻ đang trong độ tuổi đi học từ 5 – 15 tuổi. Thông thường, bệnh sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau 3-7 ngày. Tuy nhiên, nếu như người bệnh không được thăm khám và điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ khiến bệnh tình tái đi tái lại nhiều lần và biến chứng thành bệnh mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

1.1 Phân loại viêm amidan cấp tính

Theo các chuyên gia, bệnh lý viêm amidan cấp tính ở trẻ có thể chia thành 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng:

– Cấp độ 1:

Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh viêm amidan cấp. Khi này, amidan sẽ có hình dạng to tròn và cuống gọn. Chiều ngang của ổ viêm amidan vẫn còn khá nhỏ, chỉ khoảng chưa đến 1/4 so với khoảng cách chân trụ trước amidan.

– Cấp độ 2:

Cấp độ 2 là khi ổ viêm amidan sẽ to như cấp độ 1 nhưng chiều ngang của ổ này chỉ nhỏ hơn 1/3 so với khoảng cách chân trụ trước amidan.

– Viêm amidan cấp tính cấp độ 3:

Đây là cấp độ viêm nhiễm nặng và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Ở mức độ này, ổ sưng viêm có chiều ngang to hơn ở cấp độ 2, khoảng 1/2 so với khoảng cách chân trụ trước amidan.

– Cấp độ 4:

Đây được đánh giá là tình trạng nặng nhất của viêm amidan cấp tính. Những ổ sưng viêm sẽ gồ và nhô lên khỏi bề mặt, màu đỏ sẫm và trụ sau dày hơn có thể quan sát rất rõ ràng.

2. Quá trình thăm khám của B.A tại Thu Cúc TCI

2.1. Các triệu chứng của Đ.H.B.A khi nhập viện:

– B.A bị sốt khá cao, trên 38,5 độ

– Con cảm thấy mệt mỏi và ăn uống rất kém

– Họng của B.A đã đau rát mấy hôm nay, cha mẹ chỉ nghĩ con bị viêm họng bình thường

– Sổ mũi, thở khò khè

Ho có đờm đặc, ho nhiều, dai dẳng

trẻ bị viêm amidan cấp

Khi phát hiện những dấu hiệu sức khỏe bất thường, cha mẹ B.A đã đưa con đến ngay Thu Cúc TCI để được thăm khám và điều trị ngay từ sớm.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa – Trưởng khoa Nhi của Hệ thống Y tếi Thu Cúc TCI, ngoài các dấu hiệu trên, trẻ bị viêm amidan cấp còn có các triệu chứng khác như:

– Tiểu tiện ra ít và có màu sẫm

– Táo bón

– Cổ sưng hạch khiến cho trẻ bị đau đầu, mệt mỏi

– Trẻ ngủ ngáy, viêm mũi

– Khi nói giọng  khàn đặc, miệng khô

– Niêm mạc và amidan sưng đỏ, ở amidan còn có những chấm mủ trắng

Nếu cha mẹ thấy con có các triệu chứng kể trên thì nên đưa ngay đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

2.2. Đâu là những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm amidan cấp tính

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa, có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ em bị viêm amidan.

2.2.1. Trẻ bị viêm amidan cấp do virus, vi khuẩn gây ra

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus, vi khuẩn xâm nhập vào amidan và gây viêm nhiễm. Tỉ lệ mắc bệnh viêm amidan ở trẻ tại Việt Nam cao là do Việt Nam nằm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, dạng thời tiết cực kỳ thích hợp cho vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển.

Loại virus có thể gây ra viêm amidan cấp ở trẻ có tên là eppstein-barr. Đây là loại virus không chỉ có thể khiến amidan bị viêm mà còn khiến cho người bệnh dễ mặc bạch cầu đơn nhân.

Ngoài ra, các vi khuẩn khiến amidan có thể kể đến như: khuẩn cầu thận, cầu tan huyết A, tự cầu, chủng ái khí và yếm khí…

2.2.2. Do bạch huyết tăng cao bất thường

Bạch huyết là một hệ thống trong cơ thể có cấu tạo nhiều cơ quan khác nhau và đóng vai trò chống lại các mầm bệnh, bảo vệ sức khỏe cho cơ thể. Tuy nhiên, khi hệ thống này phát triển quá nhanh một cách bất thường sẽ khiến cho hạch ở vùng cổ họng tăng lên và có thể gây ra viêm amidan.

2.2.3. Trẻ bị viêm amidan cấp bởi nhiều nguyên nhân khác

– Sức đề kháng của trẻ yếu khiến cho vi khuẩn và virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây viêm

– Trẻ đang mắc các bệnh lý như cúm, sởi, ho gà,…

– Họng của trẻ đang bị nhiễm lạnh từ trước do sử dụng các đồ ăn, thức uống có nhiệt độ lạnh như kem, nước đá,…

– Vi khuẩn và virus có thể dễ dàng ẩn nấp và sinh sôi phát triển ở amidan do tại đây có nhiều hốc, khe.

– Trẻ chưa có thói quen vệ sinh răng miệng, họng cẩn thận

– Thời tiết đột ngột thay đổi khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng

– Do ô nhiễm không khí, hít nhiều khói bụi,…

3. Điều trị cho B.A tại Thu Cúc TCI ra sao?

trẻ bị viêm amidan cấp

B.A đã được điều trị rất hiệu quả với phương châm “Không lạm dụng kháng sinh”. Chỉ sau vài ngày, trẻ đã hoàn toàn khỏe mạnh và được chỉ định xuất viện trong sự vui mừng của toàn thể gia đình cũng như đội ngũ bác sĩ Thu Cúc TCI.

Sau khi được chẩn đoán bị viêm amidan cấp, B.A đã được chỉ định theo dõi tại viện và điều trị theo phác đồ “Không lạm dụng kháng sinh”. Tại đây, B.A luôn được thăm khám mỗi ngày, các cô điều dưỡng luôn sẵn sàng hỗ trợ con và gia đình 24/7 nên con có thể khỏi bệnh nhanh chóng. Phác đồ điều trị cho B.A bao gồm:

– Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất và dễ tiêu

– Con được chỉ định và theo dõi uống đủ lượng nước chỉ định mỗi ngày

– Những ngày đầu tiên, B.A có hơi sốt nhẹ nên các bác sĩ đã sử dụng thuốc hạ sốt để con có thể trở lại nhiệt độ bình thường nhanh hơn.

– Vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ hàng ngày bằng thuốc chỉ định của bác sĩ.

4. Những lưu ý cho trẻ sau khi khỏe mạnh

Chỉ sau 4 ngày, trẻ đã hoàn toàn khỏe mạnh và có thể xuất viện với tình trạng viêm amidan đã được điều trị dứt điểm. Bác sĩ cũng khuyến cáo cha mẹ rằng đây là bệnh lý có thể tái phát, do đó, cha mẹ cần phải chăm sóc kỹ càng cho trẻ để giúp trẻ luôn khỏe mạnh.

Hiện tại, B.A đang ở mức độ nhẹ và có thể điều trị nội khoa, tuy nhiên, nếu viêm amidan tái phát nhiều lần hoặc viêm nhiễm ở cấp độ cao hơn thì sẽ cần can thiệp phẫu thuật để điều trị.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm amidan cấp ở trẻ em. Mong rằng những thông tin trên sẽ cung cấp cho cha mẹ những thông tin hữu ích để có thể phòng ngừa cũng như có các phương án điều trị hiệu quả cho trẻ.

Tổng đài của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital