Trẻ bị động kinh và cách chăm sóc đúng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bệnh động kinh thường có biểu hiện với những cơn co giật mạnh, không làm chủ được ý thức thậm chí còn lặp đi lặp lại, bất thường và đột ngột, có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt với trẻ nhỏ, do tính hiếu động nên nguy cơ này luôn cao hơn người lớn. Vì thế chăm sóc trẻ đúng cách khi bị động kinh là điều vô cùng cần thiết.

Trẻ bị động kinh thường có biểu hiện với những cơn co giật mạnh, không làm chủ được ý thức

Bệnh động kinh thường có biểu hiện với những cơn co giật mạnh, không làm chủ được ý thức

1. Tránh ức chế, hưng phấn quá mức

Động kinh là bệnh do rối loạn đột ngột trong hoạt động của vỏ não, biểu hiện bằng các triệu chứng vận động, cảm giác hoặc hành vi… Sự ức chế hay hưng phấn quá mức cũng là nguyên nhân thúc đẩy cơn động kinh tái phát.

Như vậy, khi trẻ được thoải mái, vui vẻ thì tần suất các cơn động kinh sẽ giảm dần. Đây là một trong những yếu tố giúp trẻ khỏi bệnh nhanh chóng hơn. Vì thế, điều quan trọng nhất đối với trẻ mắc bệnh động kinh là bố, mẹ, bạn bè, người thân cần dành tình yêu thương cho trẻ, sự quan tâm của gia đình, tránh gây cho trẻ các ức chế, bực tức, thậm chí hưng phấn quá mức.

Không chỉ có vậy, trẻ cũng cần sự thông cảm của bạn bè và những người xung quanh… để không cảm thấy mặc cảm mình bị bệnh.

2. Luôn giám sát để giảm thiểu tránh tai nạn

Trẻ bị động kinh cần được chăm sóc chu đáo

Trẻ bị động kinh cần được chăm sóc chu đáo

Duy trì thói quen sống lành mạn là cách tốt nhất hạn chế cơn động kinh xảy ra

Các chuyên gia thần kinh chỉ ra rằng, nhiều trẻ bị động kinh xảy ra các tai nạn đáng thương như đuối nước, tai nạn xe, ngã chấn thương, cắn vào lưỡi… khi đang lên cơn. Trong đó hầu hết người bệnh này đều thiếu sự giám sát, chăm sóc sát sao của người thân.

Đây là một lời cảnh báo cho người lớn khi có con, em mắc bệnh động kinh. Với trường hợp này, cần hạn chế việc trẻ đi, chơi một mình tại các nơi có khả năng nguy hiểm như bờ hồ, sông suối. Không để trẻ đi xe một mình, trèo cây, chơi các trò tốc độ cao…

3. Ăn uống và sinh hoạt điều độ

Bên cạnh việc tạo tâm lý thoải mái thì chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng không kém nhằm hạn chế các cơn động kinh tái phát. Nên cho trẻ ăn uống đủ dưỡng chất, các thức ăn lành tính, hạn chế các chất kích thích chẳng hạn như cay, nóng, đồ uống có men.

Bên cạnh đó, người thân cần hướng dẫn trẻ đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Đối với trẻ mắc bệnh động kinh, nên tập những bài tập có động tác nhẹ nhàng, tập đều đặn hàng ngày. Không nên tập các động tác gây mất nhiều sức và mệt mỏi.

4. Sử dụng thuốc

Người bệnh cần uống thuốc thường xuyên, đúng liều theo chỉ dẫn của bác sĩ

Người bệnh cần uống thuốc thường xuyên, đúng liều theo chỉ dẫn của bác sĩ

Động kinh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ có thể làmgiảm được cơn co giật và khả năng khỏi bệnh tương đối cao. Tuy nhiên điều quan trọng trong điều trị là người bệnh cần uống thuốc thường xuyên, đúng liều.

Nên cho trẻ dùng các sản phẩm có tác dụng bảo vệ não, ổn định điện thế tế bào não, ức chế sự hưng phấn của thần kinh trung ương, ổn định dẫn truyền thần kinh cũng như giúp hồi phục tổn thương sau mỗi lần lên cơn động kinh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital