Dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường không điển hình ở giai đoạn đầu mà chỉ rõ ràng hơn trong giai đoạn phát triển nặng hơn. Những triệu chứng điển hình của bệnh có thể là: chảy máu, âm đạo tăng tiết dịch, đau lưng, đau bụng…
Menu xem nhanh:
1. Ung thư cổ tử cung và thông tin sơ lược cần nhớ
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư ác tính thường gặp ở nữ giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ước tính có đến hơn 600.000 ca mắc mới và trên 340.000 ca tử vong bởi căn bệnh này(số liệu thống kê năm 2020).
Bệnh ung thư cổ tử cung phần lớn xuất phát từ virus HPV(khoảng 95% ca bệnh) và đa số là bởi HPV tuýp 16 và tuýp 18. Loại virus HPV này chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Trong đó phụ nữ mắc HIV có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn so với người mắc bệnh.
Bệnh ung thư cổ tử cung có thể điều trị thành công nếu như được chẩn đoán và phát hiện kịp thời. Bên cạnh đó, nếu được tiêm phòng sớm HPV và phát hiện sớm những tổn thương tiền ung thư cổ tử cung có thể ngăn chặn được bệnh hiệu quả.
Ung thư cổ tử cung hình thành và phát triển bởi những tế bào bất thường trong cổ tử cung. Cổ tử cung là phần dưới của tử cung nối với âm đạo và tử cung phía trên. Bất kì ai đều có thể có nguy cơ bệnh ung thư cổ tử cung, đặc biệt là những phụ nữ trên 30 tuổi.
2. Triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung không nên chủ quan
Trong giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung thường không có nhiều biểu hiện hoặc triệu chứng rõ ràng và chỉ khi bệnh tiến triển xa hơn thì mới có những triệu chứng rõ ràng hơn. Thậm chí là đến khi bệnh di căn người bệnh mới phát hiện được triệu chứng. Những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung phổ biến thường gặp là:
2.1 Xuất huyết ở âm đạo – dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung phổ biến
Chảy máu âm đạo một cách bất thường là triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung thường thấy và rất nguy hiểm, có thể xảy ra khi:
– Xuất huyết ít hoặc nhiều ngay sau khi quan hệ tình dục
– Chảy máu bất thường sau khi đã mãn kinh
– Chảy máu bất thường dù mới trải qua kì kinh nguyệt
– Kinh nguyệt ngắn hoặc kéo dài bất thường, kinh nguyệt quá nhiều.
2.2 Tăng tiết dịch ở âm đạo nhiều – dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung dễ nhận biết
Đây cũng là triệu chứng phổ biến của ung thư cổ tử cung, người bệnh có thể ra dịch chứa một ít máu mà không trong chu kì kinh hoặc mãn kinh, dịch có mùi hôi hoặc thay đổi màu bất thường như: màu trắng, thiếu độ trong, dạng màu xanh hoặc màu nâu…
2.3 Cảm giác đau rát sau khi quan hệ tình dục
Khi quan hệ tình dục có cảm giác đau rát hoặc khó chịu thì cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung.
2.4 Đau đớn ở vùng chậu
Nếu bạn không ngồi sai tư thế, nằm hoặc ngồi đều đau mà không rõ nguyên nhân thì cần đề phòng ung thư. Đặc biệt khi bạn có cảm giác đau ở vị trí gần ruột thừa hoặc đau ở khu vực giữa xương chậu.
Cơn đau này có thể bởi tế bào ung thư tiến xa và chèn ép khu vực chậu.
2.5 Chân bị sưng phù
Chân sưng phù có thể bởi tế bào ung thư di căn tới hạch bạch huyết khiến cho vùng chậu bị chèn ép khiến chân sưng to.
3. Phát hiện và xử lý sớm bệnh ung thư cổ tử cung
3.1 Làm thế nào để phát hiện và phòng ngừa sớm bệnh ung thư cổ tử cung?
Mỗi phụ nữ đều nên khám sàng lọc sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi nên làm xét nghiệm từ 21 tuổi và nếu kết quả không bất thường có thể làm lại sau 3 năm.
Đối với phụ nữ từ 30 đến 45 tuổi có thể làm xét nghiệm 1 năm 1 lần và khám định kỳ 1 năm từ 1 đến 2 lần nếu kết quả không có bất thường. Ngoài ra, bất kì ai đều nên làm xét nghiệm HPV để xác định nguy cơ và đánh giá sức khỏe.
Đối với phụ nữ trên 65 tuổi cần lưu ý kĩ hơn về tầm soát, đặc biệt là với những đối tượng có nguy cơ cao như đã từng điều trị u xơ tử cung. Đặc biệt, để tránh mắc ung thư cổ tử cung, người bệnh cần chú ý những điều sau:
– Không nên thụt rửa âm đạo
– Không nên sử dụng tampon
– Không nên dùng thuốc hay kem bôi âm đạo hoặc quan hệ tình dục bừa bãi.
Hiện nay có xét nghiệm PAP hoặc xét nghiệm HPV có thể phát hiện sớm nguy cơ hoặc phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung.
– Xét nghiệm PAP: Giúp phát hiện tiền ung thư, các thay đổi trên tế bào ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm bệnh, thực hiện bằng cách sử dụng mỏ vịt để mở rộng âm đạo, quan sát âm đạo và cổ tử cung kết hợp lấy chất nhầy cổ tử cung để xét nghiệm.
– Xét nghiệm HPV: Phát hiện và xác định tuýp HPV từ đó đánh giá nguy cơ ung thư cổ tử cung.
3.2 Cách phòng ngừa sớm bệnh ung thư cổ tử cung
Để có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, cách duy nhất người bệnh có thể làm là tiêm vắc xin dự phòng kết hợp tầm soát định kỳ bằng xét nghiệm và thăm khám.
Vắc xin có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của HPV gây ra ung thư cổ tử cung, âm hộ và âm đạo. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên tầm soát ung thư cổ tử cung để phòng ngừa sớm.
Hiện nay, vắc xin HPV ở Việt Nam được khuyến cáo cho phụ nữ dưới 26 tuổi. Những người từ 27 đến 45 tuổi mà chưa phòng ngừa có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương án tiêm phòng phù hợp.
Hi vọng những thông tin về dấu hiệu ung thư cổ tử cung trên đây có thể giúp người bệnh có được những kiến thức cần thiết để phòng tránh và ngăn ngừa bệnh phát triển. Đồng thời, ngay khi thấy dấu hiệu trên, bạn hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những nguy hiểm nếu để ung thư kéo dài.