Tìm hiểu viêm lợi phải kiêng ăn gì, nên ăn gì? 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm lợi, hay còn có tên gọi viêm nướu là bệnh lý răng miệng thường gặp, dù không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng những triệu chứng của bệnh phần nào gây phiền toái trong sinh hoạt. Để có thể điều trị dứt điểm bệnh, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng.

Vậy viêm lợi phải kiêng ăn gì, nên ăn gì, cùng tìm hiểu chế độ ăn uống phù hợp dành cho người bị viêm lợi qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Tổng quan về bệnh viêm lợi

Viêm lợi là bệnh do mảng bám ở trên răng làm kích ứng, gây mẩn đỏ dẫn đến sưng nướu. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương lợi, khiến bệnh chuyển từ giai đọan chảy máu lợi sang giai đoạn chảy máu lợi, nặng hơn thì bị rụng răng.

Cụ thể, viêm lợi thường được chia làm các giai đoạn như sau:

– Giai đoạn đầu tiên: Lợi có triệu chứng bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng

– Giai đoạn 2: Lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng ở xung quanh răng. Bên cạnh đó, lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu cũng sẽ gây đau nhức, sưng má, hơi thở có mùi hôi khó chịu. Khi bị viêm lợi lâu ngày, lợi sẽ dần tụt xuống làm cho chân răng bị lộ ra ngoài và trở nên lỏng lẻo, cuối cùng là dẫn đến nguy cơ bị rụng răng

Viêm lợi là bệnh do mảng bám ở trên răng làm kích ứng, gây mẩn đỏ dẫn đến sưng nướu.

Viêm lợi là bệnh do mảng bám ở trên răng làm kích ứng, gây mẩn đỏ dẫn đến sưng nướu.

2. Người bị viêm lợi phải kiêng ăn gì?

Như đã đề cập ở trên, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị viêm lợi. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm bạn cần lưu ý hạn chế trong thời gian điều trị bệnh, bao gồm:

2.1. Thực phẩm chứa quá nhiều tinh bột, đường và acid

Nếu như bạn đang mắc các bệnh lý răng miệng nói chung cũng như bệnh viêm lợi nói riêng thì tốt hơn hết, bạn nên hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, acid như là bánh kẹo, nước ngọt, mứt… ra khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nguyên nhân là bởi do đường và tinh bột là các tác nhân khiến mảng bám thức ăn hình thành xung quanh chân răng, nếu như không được loại bỏ sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh viêm lợi phát triển. Ngoài ra, những vi khuẩn này cũng có thể làm thay đổi độ pH ở trong khoang miệng khiến cho men răng bị bào mòn.

– Đồ ăn cay nóng, hoặc một số loại đồ ăn lạnh

Trên thực tế, khi mắc các bệnh lý răng miệng như viêm lợi sẽ gây ra triệu chứng đau nhức khi ăn đồ ăn cay nóng hay đồ ăn quá lạnh. Ngoài ra, những loại thực phẩm này cũng sẽ khiến cho nướu bị kích ứng, sưng đau và thậm chí là chảy máu.

Với thắc mắc "Viêm lợi phải kiêng ăn gì", những thực phẩm cay, nóng là một trong những tác nhân gây bệnh mà người viêm lợi nên tránh xa

Với thắc mắc “Viêm lợi phải kiêng ăn gì”, những thực phẩm cay, nóng là một trong những tác nhân gây bệnh mà người viêm lợi nên tránh xa

– Bia rượu hoặc một số chất kích thích

Bia, rượu hay các chất kích thích như là thuốc lá, cà phê… là những thực phẩm cần phải tránh xa khi bị viêm răng. Ngoài ra, bởi chúng có những chất giảm tiết nước bọt dẫn đến khô miệng – đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm chân răng do không rửa trôi được vi khuẩn có hại hay các mảnh vụn thức ăn còn mắc kẹt lại ở trong khe kẽ răng.

– Trái cây sấy

Không chỉ chứa hàm lượng đường hóa học cao, trái cây sấy khô còn chứa rất nhiều cellulose không hòa tan bám vào quanh chân răng, tạo thành mảng bám cứng đầu, từ đó khiến cho tình trạng viêm răng thêm tồi tệ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các hiện tượng như mất răng, chảy máu lợi.

– Một số loại thịt quá dai

Các loại thịt có sợi dài, dai như thịt gà hay thịt bò rất tốt cho cơ thể cũng như tốt cho sức khỏe răng miệng. Không chỉ là nguồn bổ sung vitamin K dồi dào, giúp ngăn ngừa hiện tượng chảy máu chân răng, viêm chân răng và viêm lợi hiệu quả. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là  với những loại thịt có sợi dài và dai, nếu như bị mắc kẹt lại trong kẽ răng và không được vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến cho tình trạng bệnh diễn biến ngày một nặng hơn.

3. Viêm lợi nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần hạn chế ăn, viêm lợi nên ăn gì cũng là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Để cải thiện tình trạng bệnh lý, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm dưới đây vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày như là:

– Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có tác dụng làm sạch các mảng bám cũng như chất tồn dư còn mắc kẹt lại trong khoang miệng. Bên cạnh đó, chất xơ cũng có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, giúp tuyến nước bọt hoạt động mạnh, hỗ trợ cải thiện tình trạng khô miệng hiệu quả, đẩy lùi bệnh viêm lợi.

– Sử dụng trà xanh

Trà xanh là loại thực phẩm giàu chất polyphenos, có tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, chất này còn có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây mảng bám, do đó, nếu như bạn uống trà xanh hàng ngày thì sẽ khắc phục được các triệu chứng của bệnh viêm lợi.

– Thực phẩm chứa nhiều axit lactic

Khi viêm lợi thì thường sẽ rất đau nhức và khó ăn uống, lúc này, bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều acid lactic như là: Sữa chua, bánh mì, bánh bao… là những thực phẩm nên bổ sung. Ngoài ra, acic lactic cũng dễ ăn và tốt cho tiêu hóa, giúp tăng vi khuẩn có lợi cũng như ngăn ngừa vi khuẩn có hại.

– Bổ sung gừng và tỏi vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày

Theo các chuyên gia, gừng và tỏi chính là những gia vị cần có trong bữa ăn hàng ngày của người mắc bệnh viêm chân răng. Không chỉ có tác dụng kháng viêm, sát trùng, khử khuẩn tự nhiên không thua kém các loại thuốc chữa viêm răng, thậm chí còn đảm bảo an toàn và lành tính hơn rất nhiều.

Tốt hơn hết, bạn nên thăm khám với bác sĩ để được xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Tốt hơn hết, bạn nên thăm khám với bác sĩ để được xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Hi vọng rằng những thông tin ở bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm lợi phải kiêng ăn gì, nên ăn gì cũng như tìm hiểu về những thông tin hữu ích xoay quanh việc điều trị bệnh. Quan trọng hơn cả, bạn đừng quên thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ với các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra cũng như tư vấn biện pháp điều trị phù hợp nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital