Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị ung thư và sẽ được chỉ định theo từng trường hợp khác nhau đã được phê duyệt bởi những tổ chức quốc tế và trong nước trong điều trị ung thư. Đồng thời thuốc cũng có thể ngăn chặn ung thư tái phát, thường được dùng trong các giai đoạn sớm hoặc muộn của ung thư để tránh di căn và tái phát.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu sơ lược về các nhóm thuốc điều trị và cơ chế hoạt động
1.1 Nhóm thuốc hóa trị
Những nhóm thuốc hỗ trợ trong điều trị ung thư hiện nay dạng hóa trị bao gồm:
– Nhóm thuốc hóa trị: nhóm thuốc gây độc tế bào làm hỏng DNA và loại bỏ tế bào ung thư cùng với cả tế bào lành.
– Nhóm tác nhân alkyl hóa: ngăn không cho tế bào tạo bản sao bằng cách làm hỏng DNA của chúng, thường dùng trong ung thư phổi, buồng trứng, vú, bạch cầu. đa tủy, sarcoma…
– Nhóm Nitrosoureas: dùng để điều trị một số loại u não.
– Nhóm chất chống chuyển hóa: Gây cản trở tổng hợp của ADN và RNA, được sử dụng điều trị ung thư vú, buồng trứng, bạch cầu, đường ruột…
– Nhóm thuốc kháng sinh để chống khối u: dùng để điều trị nhiễm trùng thông qua xáo trộn tổng hợp ADN và RNA trong tế bào ung thư khiến chúng không phát triển, gồm:
+ Thuốc kháng sinh dòng Anthracyclines
+ Thuốc kháng sinh không phải Anthracycline
– Nhóm thuốc ức chế Topoisomerase: giúp ức chế Topoisomerase khiến ADN không tách và sao chép được khiến ung thư không thể tăng sinh, gồm:
+ Các loại thuốc ức chế Topoisomerase I
+ Các loại thuốc ức chế Topoisomerase II
– Nhóm thuốc ức chế phân bào: ngăn tế bào phân chia và làm hỏng tế bào thông qua ngăn enzym tạo ra chất cho sinh sản tế bào, thường dùng trong điều trị ung thư vú, u tủy, phổi, bạch cầu…
– Corticosteroid: được coi là một loại thuốc hóa trị trong chữa ung thư đồng thời cũng có thể ngăn chặn buồn nôn hoặc nôn do hóa trị hoặc ngăn chặn những phản ứng dị ứng.
– Những loại thuốc hóa trị khác là những nhóm không hoạt động theo các nhóm trên.
1.2 Nhóm thuốc điều trị ung thư nhắm trúng đích hỗ trợ điều trị ung thư
Thuốc nhắm trúng đích có thể tấn công những khác biệt của tế bào ung thư và tiêu diệt chúng mà ít tổn thương đến tế bào lành với tác dụng:
– Tìm kiếm, sàng lọc và tiêu diệt các tế bào ung thư
– Ngăn chặn tế bào ung thư hình thành và phát triển
– Khuyến khích để hệ thống miễn dịch phát hiện tấn công ung thư
– Ngăn chặn các mạch máu đưa máu nuôi tế bào ung thư
– Thực hiện hỗ trợ điều trị các phương pháp khác.
Những nhóm thuốc điều trị trúng đích bao gồm:
– Kháng thể đơn dòng: giúp chống nhiễm trùng với mỗi liệu pháp là nhiều bản sao của một kháng thể.
– Thuốc ngăn chặn sự phát triển của ung thư: thuốc với mục đích ngăn chặn yếu tố tăng trưởng và phát triển của ung thư, ngăn chặn tín hiệu tế bào khởi động và kích hoạt, ngăn chặn truyền tín hiệu của ung thư để phân chia…
– Thuốc ngăn chặn sự phát triển mạch máu ung thư: ngăn mạch máu ở khối u phát triển và ngăn chặn sự phát triển của mạch máu ở khối u từ đó làm chậm sự phát triển của ung thư hoặc thu nhỏ kích thước khối u, gồm:
+ Thuốc ngăn chặn tăng trưởng mạch máu
+ Thuốc ngăn chặn tín hiệu tế bào
+ Thuốc ảnh hưởng tín hiệu tế bào
– Chất ức chế PARP: Sử dụng để ngăn PARP sửa chữa tế bào ung thư khiến chúng chết đi, khiến chúng mất khả năng phục hồi và thường được dùng trong điều trị ung thư đầu cổ, ung thư tuyến tụy, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung hoặc tử cung, ung thư bàng quang, ung thư thận…
1.3 Các loại thuốc điều trị nội tiết hỗ trợ điều trị ung thư
Hormone là các protein hoặc chất mà cơ thể tạo ra để kiểm soát cách mà tế bào hoạt động. Một số loại ung thư phụ thuộc vào kích thích tố để có thể phát triển.
Do đó, điều trị hoặc ngăn chặn sớm nội tiết tố có thể làm chậm hoặc ngăn chặn ung thư. Do đó, phương pháp này còn được gọi là liệu pháp hormone, liệu pháp nội tiết hoặc liệu pháp nội tiết tố.
Phương pháp này đa số dùng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Đây là phương pháp điều trị toàn thân và hormone có thể đi khắp cơ thể để tìm ung thư, khác với điều trị nhắm đến một bộ phận nhất định(như phẫu thuật, xạ trị…). Những cách để hormone hoạt động là: ngăn cơ thể tạo hormone, chặn hormone đi vào ung thư, thay đổi nội tiêt tố…
Mục đích của liệu pháp hormone là: điều trị ung thư bằng cách ngăn chặn hay làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư đồng thời giảm triệu chứng của ung thư.
2. Cách để sử dụng thuốc hỗ trợ trong điều trị ung thư
– Truyền tĩnh mạch: gắn ống tiêm vào ống truyền và tiêm thuốc, có thể pha loãng trong một túi chất lỏng khiến người bệnh nạp qua dạng nhỏ giọt. Thời gian thực hiện thường là một vài giờ.
– Tiêm bắp: một số có thể tiêm ở mông, đùi trên hoặc cơ, người bệnh có thể thấy châm chích hoặc đau âm ỉ sau tiêm.
– Tiêm dưới da: Tiêm ở da bụng, đùi, sau cánh tay; có thể châm chích nhẹ hoặc ngứa đỏ trong thời gian ngắn.
– Truyền động mạch: đi từ ngực chạy dưới da đến tĩnh mạch lớn cạnh xương đòn.
– PICC dòng: truyền thuốc qua tĩnh mạch dưới cánh tay và kết thúc ở một tĩnh mạch lớn tại ngực, thường được để lại trong vài tháng.
– Portacaths: đưa kim vào buồng và tiêm hoặc gắn ống nhỏ giọt, kim sẽ giữ nguyên đến khi xong và rút kim chờ lần tiếp theo.
Những loại thuốc điều trị ung thư có thể gây ra một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, đau nhức xương, nguy cơ gãy xương, buồn nôn… Các loại thuốc hormone có thể khiến cơ thể nóng, giảm ham muốn tình dục, tiết dịch âm đạo tăng, kích ứng ở nữ và rối loạn cương dương ở nam…
Đồng thời cũng làm tăng nguy cơ ung thư khác, đột quỵ, hình thành máu đông, bệnh tim, đục thủy tinh thể và trí nhớ kém…