Dịch vụ nha khoa cấy ghép Implant giúp giải quyết tình trạng mất răng, đem lại những giá trị thiết thực cho bệnh nhân. Đây cũng là phương pháp được đánh giá là tiên tiến bậc nhất hiện nay trong điều trị nha khoa. Hãy tiếp cận về giải pháp đặc biệt đầy tính ưu việt này qua nội dung được chia sẻ ngay dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Cấy ghép Implant
1.1. Định nghĩa
Cấy ghép Implant, hay thường hay được gọi là kỹ thuật trồng răng implant, là phương pháp trồng răng bằng cách tái tạo chân răng đã bị mất bằng một chân răng giả chất liệu titanium vào trong xương hàm, đồng thời gắn lên nó răng giả cố định phù hợp nhằm thay thế răng thật không còn. Thực chất, Implant là một loại vít nhỏ chất liệu titanium được thiết kế với kích thước vừa vặn như chân răng thật. Chất liệu của vít này đã được nghiên cứu và công nhận có khả năng tương thích sinh học với xương.
Một răng Implant được cấu tạo bởi 3 phần chính: Trụ Implant, mão răng sứ và khớp nối Abutment kết nối trụ cùng mão sứ.
Phương pháp cấy ghép Implant đang được đánh giá là kỹ thuật nha khoa hiện đại bậc nhất hiện nay trong việc trồng răng giả, giúp tạo răng mới nhanh chóng, đảm bảo thẩm mỹ, chức năng và tính lâu bền cao. Đây thực sự là giải pháp hoàn hảo cho những người lo lắng và ám ảnh vì việc mất răng, rụng răng hiện nay.
1.2. Những ai nên thực hiện phương pháp cấy ghép Implant?
Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng giả có tính tương thích cao về mặt sinh học, nên có thể phù hợp với hầu hết các đối tượng cần trồng hoặc thay thế răng, kể cả những đối tượng đặc biệt:
– Người bị mất răng: mất đơn lẻ hoặc nhiều răng (liền kề/không liền kề).
– Tình trạng mất nguyên hàm răng (1 hàm hoặc cả 2 hàm).
– Người không còn răng nhiều năm, xương hàm đã bị tiêu.
– Các trường hợp tai nạn, bệnh lý làm mất/rụng răng.
– Người lớn tuổi rụng răng.
Cấy ghép Implant đặc biệt phù hợp với những nhu cầu làm răng cố định nhưng muốn bảo tồn răng thật và xương hàm do những ưu điểm nổi bật trong khía cạnh này như:
– Tránh mài răng thật.
– Không cần dùng hàm tháo lắp
– Đảm bảo được trụ cầu dù bệnh nhân đã bị mất quá nhiều răng
– Bảo tồn và không làm tiêu xương hàm tại khu vực răng đã mất.
1.3. Một số đối tượng cần xem xét chống chỉ định cấy ghép Implant
Việc trồng răng Implant có rất nhiều ưu điểm, nhưng cũng cần chống chỉ định với những đối tượng đặc biệt như:
– Bệnh nhân có tình trạng tiểu đường mất kiểm soát.
– Phụ nữ mang thai.
– Người đang trong đợt viêm nhiễm cấp tính tại khu vực cấy ghép Implant
Một số người cần xem xét và cân nhắc về việc đặt Implant:
– Khả năng vệ sinh răng miệng của bệnh nhân không tốt
– Có bệnh mạn tính nguy hiểm như tim mạch, huyết áp,…
– Nghiện thuốc
– Đã xạ trị xương hàm
– Đối tượng không/không thể hợp tác với nha sĩ (Có thể do vấn đề tâm thần hoặc nhiều nguyên nhân khác)
– Thể trạng quá yếu.
– Xương hàm chưa đủ thể tích (thường do vấn đề tuổi tác, chưa 18 tuổi)
2. Quy trình thực hiện cấy ghép Implant với bệnh nhân trồng răng
2.1. Khám tổng quát
Việc khám tổng quát nhằm xác định tình trạng sức khỏe chung, các vấn đề sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Qua đó, các bác sĩ sẽ xem xét bệnh nhân có thuộc nhóm đối tượng không nên cấy ghép Implant không. Đồng thời, cần xem xét các phương hướng điều trị cần thiết nếu bệnh nhân có bệnh răng miệng.
2.2. Chụp CT
Hình ảnh CT sẽ cho biết tình trạng xương hàm, xương tiêu,… và giúp bác sĩ xác định bệnh nhân có cần thiết ghép xương, nâng xoang không, cắm trụ Implant ở vị trí nào,…
2.3. Cấy ghép trụ Implant
Với bệnh nhân có răng hỏng cần nhổ bỏ, các bác sĩ sẽ tiến hành việc nhổ bỏ răng hỏng này trước khi thực hiện cấy ghép Implant.
Cấy trụ Implant khá nhanh, chỉ chưa đầy 10 phút có thể thực hiện xong 1 trụ nên bệnh nhân có thể yên tâm về quá trình này. Trước khi cấy, bệnh nhân được tiêm thuốc tê nhằm loại bỏ tình trạng khó chịu và đau cho bản thân. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành lật vạt, bóc tách niêm mạc và dùng mũi khoan để tạo khoảng trống theo kích thước trụ implant cần đặt vào, và đưa trụ Implant vào vị trí này. Sau đó, bác sĩ sẽ vệ sinh và khâu vết thương lại, hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc và chăm sóc tại nhà.
2.4. Lấy dấu hàm và gắn răng tạm
Sau cấy trụ Implant, bệnh nhân sẽ được tiến hành lấy dấu hàm và gắn răng tạm trong quá trình chờ gắn răng sứ. Trường hợp cấy ghép răng hàm thì có thể không cần đeo.
2.5. Tái khám
Sau khoảng 7 ngày, bệnh nhân cần quay lại kiểm tra độ lành của vết thương theo kế hoạch. Việc tái khám diễn ra theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra định kỳ, xem mức độ tích hợp xương của bệnh nhân.
Trong quá trình này, để hạn chế việc nướu có thể đóng lại, che mất trụ Implant bên dưới, bác sĩ sẽ tiến hành đặt ốc lành thương để hỗ trợ gắn răng sứ với trụ Implant sau này.
2.6. Phục hình răng sứ trên Implant
Sau khi đặt trụ khoảng 3-6 tháng,trụ Implant đã được tích hợp với xương hàm, bệnh nhân sẽ được phục hình răng sứ để hoàn tất quy trình trồng răng Implant. Sau quá trình gắn mão sứ, bác sĩ sẽ kiểm tra lại khớp cắn, khả năng chịu lực của răng mới, đồng thời hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng tại nhà
3. Lưu ý khi cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là kỹ thuật cao với quy trình khá phức tạp và nhiều thời gian, cần được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm và tại các cơ sở nha khoa có hệ thống thiết bị đầy đủ, đảm bảo. Do đó, bạn nên cân nhắc khi lựa chọn địa chỉ nha khoa cấy ghép Implant.
Bên cạnh đó, cần chăm sóc phù hợp để duy trì hiệu quả sau quá trình cấy ghép Implant :
– Thực hiện theo đơn thuốc của bác sĩ đã kê riêng, không tự ý dùng thuốc giảm đau.
– Hạn chế vận động mạnh hoặc các hoạt động nguy cơ chấn thương vùng cấy răng sau 1-2 ngày cấy ghép
– Tránh tình trạng thức ăn rơi vào khu vực mới cấy trụ nhằm giảm vấn đề đau và nguy cơ viêm nhiễm.
– Không tác động lực lên khu vực Implant bở gây đau và có thể ảnh hưởng đến vị trí răng sau này
– Thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ và điều độ.
– Chế độ ăn uống hợp lý, ít đường, không thuốc lá rượu bia sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ viêm nhiễm và đào thảo trụ Implant.
Như vậy, dịch vụ nha khoa cấy ghép Implant cần được thực hiện cẩn trọng, tỷ mỷ cả từ nha khoa điều trị và bệnh nhân. Hãy cố gắng tuân thủ những lưu ý từ bác sĩ bởi, sau khi quá trình này kết thúc, bệnh nhân sẽ được khôi phục cả về thẩm mỹ và chức năng răng với thời gian bảo hành lâu và độ bền có thể lên đến vài chục năm. Bên cạnh đó, đừng quên chăm sóc răng miệng hằng ngày để bảo vệ răng cũng như sức khỏe bản thân toàn diện.