Ung thư lưỡi là một trong số các bệnh lý ung thư ở khoang miệng từ tế bào ở lưỡi. Triệu chứng ung thư lưỡi giai đoạn đầu rõ ràng nhất là đau lưỡi và xuất hiện các vết loét khó lành trên lưỡi. Nhận biết sớm triệu chứng bệnh giúp người bệnh nắm bắt thời điểm điều trị tốt nhất, tăng cơ hội sống.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư lưỡi là bệnh lý thế nào?
1.1 Khái niệm và nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi là bệnh lý thường gặp ở nam giới độ tuổi trên 50 tuổi. Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, căn bệnh này thời điểm ban đầu thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan và không thăm khám ngay.
Bất cứ ai cũng có thể mắc phải ung thư lưỡi nhưng hiện nay, nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường, trong đó có:
– Nam giới tuổi trên 60
– Người thường xuyên hút nhiều thuốc lào, thuốc lá, nghiện thuốc lá
– Sử dụng rượu bia, chất kích thích lâu năm
– Chế độ ăn thiếu khoa học: nhiều thịt đỏ và đồ chế biến sẵn, ít trái cây và vitamin.
– Sinh hoạt điều độ, khoa học, không thức khuya, ngủ không đủ giấc.
– Nhiễm virus HPV ở người
– Gia đình có người từng mắc ung thư lưỡi hoặc ung thư khoang miệng
– Mắc phải chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản
– Người có thói quen ăn trầu kéo dài
– Tiếp xúc nhiều và thường xuyên với các loại hóa chất độc hại
– Vệ sinh răng miệng không thường xuyên hoặc chưa đúng cách
– Có các vấn đề về sức khỏe của răng miệng.
1.2 Những dấu ung thư lưỡi cần biết
Người bệnh cũng cần nhận biết ung thư lưỡi thông qua những dấu hiệu điển hình sau:
– Đau các mô quanh lưỡi và đau lưỡi
– Đau cổ họng hoặc đau hàm
– Khó nuốt, khó nhai thức ăn
– Cảm giác nghẹn ở cổ họng
– Hàm và lưỡi bị cứng
– Có vết lở loét ở lưỡi
– Chảy máu lưỡi, tê trong miệng
– Giọng nói thay đổi, tông giọng biến đổi
– Đầy hơi chướng bụng
– Cảm giác tê cứng trong khoang miệng
Đặc biệt là những dấu hiệu bệnh này thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường nên người bệnh thường chủ quan, nhất là đối với ung thư lưỡi giai đoạn đầu. Hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu lạ.
Bên cạnh đó, những người hút thuốc lá và thường xuyên uống rượu bia là những đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư lưỡi. Do đó, bạn cần thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn và thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
2. Sàng lọc những triệu chứng ung thư lưỡi trong giai đoạn đầu
2.1 Những triệu chứng ung thư lưỡi ở giai đoạn đầu dễ phát hiện
Nhiều bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng dễ phát hiện đó là bị đau lưỡi. Triệu chứng của bệnh tương tự như nhiệt miệng nhưng nếu người bệnh đau lưỡi kèm biểu hiện rát như có vật gì cọ vào lưỡi thì cần đi khám ngay.
Ở lưỡi xuất hiện mảng trắng: Nếu lưỡi bị khô rát, việc đảo thức ăn khó khăn và xuất hiện mảng trắng ở trên bề mặt lưỡi; đó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư lưỡi.
Đặc biệt, lưỡi người bệnh có thể xuất hiện những vết lở loét, lưỡi vùng này yếu mỏng và dễ tổn thương hơn. Khi nhai vật cứng luôn có cảm giác khó chịu, các vết loét này cũng khó lành và khiến người bệnh khó ăn uống.
Khu vực lở loét này cũng yếu, mỏng và dễ bị tổn thương hơn so với nhưng khu vực lưỡi khác. Đồng thời, mảng lưỡi này cũng dễ chảy máu hơn.
Đôi khi, người bệnh ung thư lưỡi cũng có thể gặp phải tình trạng đau họng, tuy nhiên đa số người bệnh dễ chủ quan do những biểu hiện này dễ nhầm lẫn so với bệnh viêm họng hoặc cảm cúm thông thường.
Ngoài ra, triệu chứng ung thư lưỡi giai đoạn đầu có thể gặp phải ở một số bệnh nhân bao gồm: tê lưỡi, giọng nói thay đổi, đau tai, hơi thở có mùi…
2.2 Điều trị những triệu chứng ung thư lưỡi ở giai đoạn đầu
Mỗi bệnh nhân sẽ có biểu hiện của bệnh ung thư lưỡi khác nhau nên phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân cũng khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng bệnh, mong muốn của bệnh nhân và sức khỏe của bệnh nhân hiện tại để lên phác đồ phù hợp.
Các phương pháp điều trị ung thư lưỡi điển hình gồm có:
Phẫu thuật
Đa số các bệnh nhân ung thư lưỡi phát hiện và điều trị bệnh khá muộn nên thường phải phẫu thuật triệt căn bằng cách loại bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi tùy theo kích thước khối u.
Ung thư lưỡi ở giai đoạn muộn cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác để kéo dài sự sống và mục đích nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
Nhiều trường hợp khi khối chảy máu nhiều cần phẫu thuật để cắt động mạch cảnh để cầm máu.
Xạ trị
Phương pháp này có thể áp dụng đơn lẻ hoặc phối hợp với các phương pháp khác.
Đa số giai đoạn muộn không được chỉ định xạ trị triệt căn.
Phương pháp này cũng có thể dùng để thu nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật để làm giảm đau đớn.
Ngoài ra có thể xạ trị áp sát đối với tổn thương vùng lưỡi để tiêu diệt tổn thương bằng cách dùng phóng xạ đặt hay cắm vào tổn thương.
Hóa chất
Có thể áp dụng cho toàn thân hoặc động mạch lưỡi, có thể áp dụng đơn lẻ hoặc đa hóa trị.
Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng đa hóa trị sẽ cho kết quả tốt hơn đơn giá trị.
Hóa trị có thể sử dụng để hỗ trợ xạ trị để quá trình này thuận lợi hơn hoặc cũng có thể giảm tỉ lệ kháng thuốc và ngăn ngừa di căn khối u từ sớm.
Phương pháp này thường áp dụng cho ung thư lưỡi giai đoạn muộn.
Trên đây là những thông tin quan trọng người bệnh cần biết về triệu chứng ung thư lưỡi giai đoạn đầu và phương hướng điều trị. Để nắm bắt cơ hội điều trị bệnh tốt nhất, người bệnh hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và thăm khám sớm khi cơ thể có dấu hiệu bất thường. Đồng thời, người bệnh cũng nên lựa chọn cơ sở y tế có trình độ chuyên môn y bác sĩ và thiết bị hiện đại hỗ trợ điều trị tốt.