Hóc xương cá là một tình trạng khẩn cấp, cần được xử lý ngay để tránh những tổn thương cho cơ thể. Cùng tìm hiểu cách chữa hóc xương cá nhanh nhất mà vẫn đảm bảo an toàn trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Nhận biết hóc xương cá bằng cách nào?
Hóc xương cá là tình trạng xương cá theo đường thức ăn bị hóc và giữ lại trong quá trình tiêu hóa tại các vị trí cổ họng hoặc đường thở (từ thanh quản đến phế quản). Tình trạng hóc xương cá khá dễ nhận biết với các đặc điểm nổi bật và xảy ra ngay khi đang ăn cá. Thông thường, người bị hóc sẽ nhận ra ngay tình trạng hóc xương cá của mình ngay lập tức với cảm giác nuốt nghẹn, khó nuốt, đau cổ họng. Với trẻ em, ngay khi bị hóc xương cá, trẻ thường có tình trạng nôn trớ rất điển hình dễ nhận ra.
Bên cạnh đó, người bị hóc xương cá còn có những biểu hiện dễ thấy như: ho nhiều, tức ngực khó thở,… Tình trạng ho nhiều là cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy dị vật ra ngoài. Ho thường đi kèm đỏ mặt gay gắt và mệt mỏi. Trong một số trường hợp, người bị hóc có thể khó ho hoặc không thể ho. Điều này thường là do dị vật rơi vào khu vực đường thở hoặc đâm vào niêm mạc hầu họng, nên gây đau hoặc bít tắc đường thở khiến mọi cử động liên quan đến thanh quản, phế quản và hầu họng của người bệnh đều bị đau và người bệnh không thể ho hay thở như thông thường được.
Trong một số trường hợp, người bị hóc có thể ho ra máu do xương cá đâm sâu vào hầu họng. Ngoài ra, xương cá để lâu trong đường thở cũng tạo ra hiện tượng này do tình trạng viêm nhiễm, áp xe gây nên.
2. Tìm hiểu cách chữa hóc xương cá nhanh chóng nhất cho người bị hóc
2.1. Chữa hóc xương cá nhanh chóng để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm
Hóc xương cá xử lý nhanh, hiệu quả sẽ không gây nguy hiểm gì cho người bệnh. Tuy nhiên, trong một số tình huống, xương cá không được xử lý sớm sẽ để lại nhiều biến chứng cho người bệnh. Xương cá mắc kẹt lâu trong cổ họng khiến người bệnh khó chịu, ăn kém, suy nhược cơ thể. Thêm nữa, đây cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng viêm nhiễm tại hầu họng.
Xương cá đâm trong khu vực đường thở cũng có thể gây hoại tử các mô xung quanh, áp xe phổi, viêm dây thanh quản, giãn phế quản, viêm phổi,… gây nên những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nghiêm trọng hơn, xương cá có thể chắn ngang đường thở gây tắc nghẽn đường thở, thậm chí là gây ngưng thở, có thể khiến người bị hóc tử vong nếu không được hỗ trợ kịp thời. Tình trạng xương cá gây áp xe cũng là nguyên nhân gây khó thở, tắc thở của người bị xương cá ở lâu trong đường thở. Chính vì thế, cần hết sức cẩn trọng vấn đề xương cá mắc hóc và nên gắp xương cá ra sớm, tránh những ảnh hưởng của tai nạn này đến đời sống và sức khỏe.
2.2. Gắp xương cá mắc kẹt trong cổ họng với thao tác đơn giản
Cách chữa với tình huống hóc xương cá một cách nhanh nhất thường phụ thuộc vào chính tình huống hóc, với vị trí hóc của xương cá trong cổ họng.
Với xương cá mắc hóc ở khu vực họng miệng trên, có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường khi soi đèn pin kiểm tra họng và xương cá, bác sĩ có thể dễ dàng xử lý nhanh chóng bằng việc xịt gây tê, sử dụng kẹp y tế để gắp dị vật nhanh chóng. Trong tình huống với trẻ nhỏ hoặc những đối tượng khó khăn trong việc há miệng lấy dị vật, bác sĩ có thể dùng dụng cụ hỗ trợ để đảm bảo việc gắp xương cá được thuận tiện, nhanh chóng và an toàn.
Cách gắp xương cá này có thể được áp dụng tại chỗ nếu như có đầy đủ dụng cụ gắp xương cá và người hỗ trợ gắp xương cá có kỹ thuật thực hiện điều này. Tuy nhiên, nếu như không thể tự thực hiện tại chỗ, người bị hóc xương cá có thể nhanh đến các cơ sở y khoa để được hỗ trợ nhanh chóng.
2.3. Chữa hóc xương cá an toàn, hiệu quả theo từng tình huống
Việc xử trí với mỗi tình huống hóc có thể khác nhau. Trong các tình huống hóc không nhìn thấy xương cá ở khu vực miệng, các bác sĩ sẽ cần nội soi hoặc chụp chiếu để xác định hình dạng, kích thước, vị trí của xương để có cách thực hiện gắp dị vật phù hợp. Trong một số trường hợp đặc biệt, việc phẫu thuật có thể được đề cập đến nhằm giải quyết tình trạng dị vật xâm nhập và biến chứng ở đường thở.
Ngoài ra, khi xương cá trở thành dị vật đường thở, gây khó khăn cho việc việc thở, thậm chí là là thở khó hoặc hoặc ngưng thở nguy hiểm tính mạng người bị hóc, bên cạnh việc gọi cấp cứu, cần giúp người bị hóc sơ cứu. Khi này, với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có thể áp dụng phương pháp vỗ lưng ấn ngực trẻ để đẩy dị vật và điều hòa hơi thở. Với các đối tượng trên 2 tuổi, có thể áp dụng nghiệm pháp Heimlich để sơ cứu đẩy dị vật. Ngoài ra, các trường hợp hợp bệnh nhân hóc xương cá bị bất tỉnh, người hỗ trợ cần hô hấp nhân tạo trước khi thực hiện thủ thuật cho họ.
3. Một số lưu ý để việc chữa hóc xương cá được hiệu quả
Một số vấn đề trong việc chữa hóc xương cá có thể là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh nhân hóc xương cá nặng hơn mà chúng ta nên chú ý, đó là:
– Tự dùng tay móc hoặc mò tìm xương cá. Điều này khá phổ biến và nguy hiểm, bởi hầu hết các trường hợp thực hiện cách này đều khiến xương cá bị đẩy sâu hơn vào thành trong họng. Điều này khiến người bị hóc có thể bị đau hơn, dễ gặp vấn đề nhiễm trùng hơn, đồng thời, việc điều trị sau này cũng có thể khó khăn hơn.
– Cố nuốt hoặc dùng các phương pháp ăn để xương cá trôi khỏi họng. Rất nhiều trường hợp làm điều này và cảm thấy tình trạng hóc đỡ hơn, không còn đau hay khó nuốt. Tuy nhiên, trong trường hợp xương cá tiếp tục trở thành dị vật đường thở hoặc dị vật đường tiêu hóa, các nguy cơ về việc đường thở nguy kịch hoặc thủng dạ dày, viêm dạ dày,… sẽ là mối đe dọa với người bị hóc. Hơn nữa, việc điều trị trong tình huống này cũng rất phức tạp.
Chính vì thế, bên cạnh việc tìm cách chữa hóc xương cá nhanh nhất, chúng ta nên cập nhật việc phòng tránh việc bị hóc cũng như không thực hiện các hành động khiến hóc xương cá trở nên nguy hiểm hơn, Tốt nhất, nên sớm đến các cơ sở Tai Mũi Họng để được chẩn đoán và gắp xương cá theo cách phù hợp.