Tiêu chí lựa chọn các loại thuốc bổ mắt cho người bị glôcôm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Trần Bích Dung

Bác sĩ Chuyên khoa Mắt

Glôcôm (còn gọi là bệnh cườm nước/glaucoma) được mệnh danh là “kẻ cắp thị lực” bởi bệnh nhân sẽ đứng trước nguy cơ bị mù lòa bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện nay đã có những giải pháp cũng như các loại thuốc bổ mắt cho người bị glôcôm để hỗ trợ giữ gìn sức khỏe cho đôi mắt.

1. Tìm hiểu về bệnh lý glôcôm

1.1. Định nghĩa

Glôcôm hay còn gọi là bệnh cườm nước, glaucoma hay thiên đầu thống là bệnh lý đặc trưng bởi tổn thương dây thần kinh thị giác, thường liên quan đến tình trạng tăng nhãn áp trong mắt.

Trước đây, khi y học chưa phát triển, việc mắc glôcôm đồng nghĩa với mù lòa. Tuy nhiên, hiện nay, khi mọi người đã chủ động hơn trong thăm khám định kỳ, nếu bệnh nhân glôcôm phát hiện sớm bệnh và tiếp nhận điều trị đúng cách, kịp thời sẽ tránh được tình trạng mất thị lực.

thuốc bổ mắt cho người bị glôcôm

Glôcôm được mệnh danh là “kẻ cắp thị lực”.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh và đối tượng nguy cơ cao

Glôcôm có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở những người trên 40 tuổi, ngoài ra có khoảng 1 – 2% trường hợp mắc glôcôm xảy ra ở trẻ sơ sinh. Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh lý này bao gồm:

– Di truyền.

– Người bị đái tháo đường.

– Người mắc tật khúc xạ nặng, đục thủy tinh thể.

– Người sử dụng steroid lâu ngày.

– Người bị chấn thương ở mắt, viêm nhiễm nặng, biến chứng phẫu thuật.

1.3. Dấu hiệu nhận biết

Tùy vào phân loại bệnh cũng như giai đoạn tiến triển mà mỗi người bệnh có thể nhận thấy những dấu hiệu bệnh khác nhau. Tuy nhiên, một số triệu chứng phổ biến sẽ bao gồm:

– Nhìn mờ như có sương.

– Mất dần tầm nhìn ngoại vi, phần rìa của vật có màu xám đen.

– Nhìn chói sáng, hào quang như cầu vồng quanh các vật phát sáng như đèn.

– Đau nhức hốc mắt, cộm mắt, chảy nhiều nước mắt.

– Sưng đỏ mắt, sờ vào cứng như hòn bi.

– Đau nhức đầu.

– Nhạy cảm, khó chịu với âm thanh và ánh sáng.

– Buồn nôn.

Người bệnh có thể mất hoàn toàn thị lực nếu mắc bệnh glocom

Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, người bệnh có thể mất hoàn toàn thị lực.

2. Tìm hiểu một số tiêu chí lựa chọn thuốc bổ mắt cho người bị glôcôm

Để lựa chọn một loại thuốc bổ mắt cho người mắc glôcôm đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý hai tiêu chí sau:

2.1. Tiêu chí lựa chọn thuốc bổ mắt cho người bị glôcôm: Chứa đủ những dưỡng chất cần thiết

Hầu hết các loại thuốc bổ mắt hiện nay đều chứa vitamin A, E, omega 3,… Nhìn chung, chúng đều tốt cho mắt nhưng chỉ về tổng thể chứ không ảnh hưởng sâu đến các bệnh lý như glôcôm. Để ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng tăng nhãn áp và bảo vệ thị lực hiệu quả, bạn cần chọn những loại thuốc chứa các bộ đôi dưỡng chất sau:

– Alpha Lipoic Acid và Quercetin: Bộ đôi chống oxy hóa toàn diện và mạnh mẽ nhất hiện nay với khả năng quét sạch các gốc tự do có hại, ngăn ngừa tình trạng oxy hóa từ đó bảo vệ thần kinh thị giác khỏi tổn thương nặng khi nhãn áp vượt ngưỡng cho phép. Theo một nghiên cứu tại Mỹ thì việc bổ sung axit alpha-lipoic mỗi ngày trong hai tháng có thể cải thiện thị lực đáng kể ở 5% người bệnh. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra quercetin có khả năng bảo vệ cấu trúc của lưới trabecular, từ đó ổn định việc loại bỏ thủy dịch và giảm bớt tổn thương ở mắt do tình trạng nhãn áp tăng.

– Kẽm và vitamin B2: Bộ đôi đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc dây thần kinh thị giác, do đó việc bổ sung đủ kẽm và vitamin B2 sẽ hỗ trợ ngăn ngừa thoái hóa dây thần kinh thị giác, giảm tổn thương do nhãn áp tăng và đề phòng mất thị lực.

– Lutein và Zeaxanthin: Bộ đôi chất chống lão hóa mạnh, có khả năng loại bỏ các tác hại bức xạ gây ra cho mắt, hỗ trợ bảo vệ cấu trúc các bộ phận của mắt đặc biệt là võng mạc, ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng tăng nhãn áp và các bệnh về mắt khác.

– Palmatine: Chất chống viêm tự nhiên có tác dụng giảm sưng đau do nhãn áp tăng, đồng thời kiểm soát tình trạng viêm mắt.

thuốc bổ mắt cho người bị glaucoma

Lưu ý lựa chọn những loại thuốc chứa đủ các dưỡng chất cần thiết.

2.2. Tiêu chí lựa chọn thuốc bổ mắt cho người bị glôcôm: Đảm bảo uy tín, nhận được đánh giá cao

– Tuân thủ GMP – HS và được cấp giấp phép lưu hành: GMP – HS là quy tắc thực hành tốt sản xuất thực phẩm dinh dưỡng do Bộ Y tế ban hành giúp bệnh nhân có cơ sở đánh giá nguồn gốc, chất lượng cũng như độ an toàn của những sản phẩm dinh dưỡng nói chung và thuốc bổ mắt nói riêng. Do đó, ngoài bao gồm những thành phần trên, thuốc bổ mắt tốt còn phải đạt tiêu chuẩn GMP – HS, đã được nhà nước kiểm nghiệm và công nhận.

– Được chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng: Một loại thuốc tốt đương nhiên sẽ luôn được các chuyên gia cũng như nhà thuốc đánh giá cao và khuyên dùng. Do đó bạn cần tham khảo ý kiến của những đối tượng này để lựa chọn loại thuốc phù hợp.

– Được người dùng đánh giá cao: Để đánh giá một loại thuốc có tốt không thì khách quan nhất là chia sẻ của những người đã trực tiếp sử dụng. Do đó, nếu bạn thấy một loại thuốc bổ mắt được nhiều bệnh nhân glôcôm khen ngợi và gợi ý thì có thể sử dụng để giữ gìn sức khỏe cho đôi mắt, cải thiện thị lực.

2.3. Chế độ dinh dưỡng bổ sung cho người bị glôcôm

Bên cạnh việc bổ sung thuốc và thực phẩm chức năng, bệnh nhân glôcôm cũng cần chú ý bổ sung những thực phẩm sau trong chế độ dinh dưỡng thường ngày:

– Các loại rau màu xanh, cà rốt, rau họ cải, quả mọng, trái cây họ cam quýt: Chứa nhiều vitamin A, C, carotene, nitrat.

– Thịt gà, đậu phộng, cá ngừ, nấm, gan,… chứa nhiều vitamin B3.

– Các loại cá biển như các ngừ, cá hồi,… hoặc các loại hạt giàu axit béo omega 3.

– Uống đủ nước: Bổ sung đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày) để giữ cơ thể không mệt mỏi. Lưu ý, không uống quá nhiều nước trong một khoảng thời gian ngắn vì có thể gây tăng nhãn áp tạm thời.

– Hạn chế cà phê: Đồ uống chứa caffein có thể làm tăng nhãn áp tạm thời trong khoảng 2 tiếng. Bên cạnh đó caffein được cho là gia tăng sự sản xuất thủy dịch trong mắt. Đối với người bình thường, sự gia tăng này không gây ra vấn đề gì, nhưng với bệnh nhân glôcôm hoặc người có bệnh sử gia đình mắc glôcôm nên cân nhắc hạn chế tối đa dung nạp caffein.

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, bánh quy, đồ ăn nhanh,..: Mức cholesterol cao có thể gây xơ cứng, hư hại các mạch máu và dẫn đến tăng cân, gia tăng áp lực trong mắt. Việc duy trì một cân nặng phù hợp không chỉ giúp ngăn ngừa glôcôm mà còn rất nhiều bệnh lý khác.

Trên đây là những thông tin chung về các loại thuốc bổ mắt cho người mắc glôcôm. Hi vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc của bản thân và nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được giải đáp nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital