Ho khan thường gây ngứa cổ họng và không có đờm, bệnh có thể gây khàn giọng và mất giọng. Để điều trị bệnh bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc điều trị ho khan, giúp bạn giảm bớt sự khó chịu nhưng nó cũng gây tác dụng phụ không mong muốn.
Menu xem nhanh:
1.Các thuốc điều trị ho khan
1.1. Dextromethophan
Dextromethophan là loại thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, được sử dụng giảm ho do kích thích nhẹ ở phế quản, họng, ho khan mạn tính. Thuốc có độc tính thấp tuy nhiên nếu dùng với liều cao có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương.
1.2. Codein (thuốc trị ho dẫn xuất á phiện)
Loại thuốc này có tác dụng giảm ho nếu bệnh ở tình trạng nhẹ. Ngoài ra, codein còn có tác dụng giảm đau trong khi bị đau nhẹ và vừa. Nhưng codein không đủ hiệu lực với các trường hợp ho khan nặng. Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng loại thuốc này là có thể gây táo bón, an thần và lệ thuốc vào thuốc.
1.3. Các dạng thuốc phối hợp điều trị ho khan
Ngoài các hoạt chất làm giảm ho như dextromethorphan, các thuốc phối hợp còn có thể thêm thành phần histamine, chất làm giảm ngạt mũi.
1.4. Thuốc ngậm giảm ho khan
Một trong các thuốc điều trị ho khan không thể không nhắc tới đó là thuốc ngậm giảm ho. Với thuốc loại này bạn cần kiểm tra thành phần đường có trong thuốc khi dùng, đặc biệt là đối với các bệnh nhân bị tiểu đường.
1.5. Thuốc hỗ trợ điều trị ho khan có nguồn gốc từ thảo dược
Với nhóm thuốc này, hầu hết sử dụng theo kinh nghiệm dân gian bao gồm có các vị thuốc như: húng chanh, chanh đào, quất, mật ong, đường phèn,… Các loại thuốc này có thể được bào chế dưới dạng siro để sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên Sso với các dạng thuốc tân dược, thuốc nam thường có công dụng chậm hơn.
2. Cần lưu ý gì khi sử dụng các thuốc điều trị ho khan?
Ho khan có thể là triệu chứng của một dạng bệnh lý hô hấp nào đó, chẳng hạn: viêm phế quản, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,… Vì thế việc điều trị ho cần kết hợp trị nguyên nhân gây bệnh. Nếu ho khan là do cảm cúm thì chỉ cần điều trị cảm cúm là tình trạng ho cũng dần dần tự khỏi.
Khi ho kèm theo những biểu hiện khó thở, khò khè, tức ngực thì cần đi khám ngay để tránh biến chứng nguy hiểm như ho có đờm xanh, vàng, nâu gủ, phù chân tay, sốt,…
Đặc biệt, khi sử dụng các thuốc điều trị ho khan phối hợp nhiều thành phần chẳng hạn như kháng sinh, sát khuẩn, chất làm long đờm,… có rất nhiều tác dụng phụ với người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, u phù đại tuyến tiền liệt,…
Cuối cùng, bạn nên hết sức cân nhắc và thận trọng với các biệt dược như ameflu, atussin, tiffy,… vì những thuốc này đều phối hợp từ 3-5 chất có tác dụng phụ, làm bất lợi với các thuốc khác dùng cùng lúc.
Do đó, khi sử dụng các thuốc điều trị ho khan để đạt hiệu quả an toàn, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.