Thuốc điều trị bệnh hen suyễn và những lưu ý khi sử dụng

Hen suyễn là căn bệnh mạn tính khi đường dẫn khi viêm nhiễm lâu ngày. Nếu gặp phải những yếu tố nguy cơ cao từ môi trường như: thời tiết, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, khói thuốc… có thể khiến người bệnh khó chịu và tình trạng bệnh cũng nghiêm trọng hơn. Thuốc điều trị bệnh hen suyễn chính là cách để ngăn chặn nguy cơ này xảy ra và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

Menu xem nhanh:

1. Hen phế quản và những dấu hiệu nguy hiểm cần xử lý

Nếu viêm đường thở nặng, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn hen. Lúc này thuốc cắt cơn hen cấp tính có thể áp dụng để cơn hen ổn định trở lại. Đồng thời, thuốc cũng có thể dùng để điều trị dự phòng những triệu chứng bệnh.

Để có phác đồ điều trị chính xác và phù hợp, người bệnh nên điều trị sớm bệnh bằng cách thăm khám với các cơ sở y tế có chuyên khoa hô hấp để được kê đơn phù hợp.

Cơn hen phế quản thông thường xảy ra vào ban đêm hay khi bệnh nhân có không may gặp phải những yếu tố khiến cơn bệnh khởi phát. Người bệnh có thể có những triệu chứng như: ho, thở mạnh khò khè, đau tức ngực, khó thở… Đây là một cơn hen ngắn nhưng nếu không xử lý kịp thời có thể khiến người bệnh tử vong.

Thuốc điều trị bệnh hen suyễn

Nếu không phát hiện và xử lý cơn hen kịp thời có thể dẫn tới tử vong

Những dấu hiệu cảnh báo cơn hen phế quản có thể đến bao gồm: chảy nước mũi, ngứa họng, hắt hơi, chảy nước mắt, ho… Tiếp đó là những dấu hiệu như thở khò khè khi hít vào thở ra, thở nhanh, ho gấp không ngừng…

Nếu không kịp thời xử lý, người bệnh có thể liên tục khó thở và tình trạng có thể nguy kịch dẫn tới tử vong. Các loại thuốc uống chính là cách để người bệnh cải thiện bệnh sau khoảng vài phút hoặc một vài giờ.

2. Tìm hiểu về phác đồ điều trị bệnh hen suyễn bằng thuốc

2.1 Tìm hiểu chung về thuốc điều trị bệnh hen suyễn

Để tránh tình trạng nguy hiểm cần nhập viện hay tử vong bởi hen suyễn, người bệnh có thể xử lý sớm cơn hen ngay từ ban đầu với những bước như sau:

– Hạn chế tối đa tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn hen như: phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá hoặc hóa chất, khói bụi…

– Uống thuốc theo phác đồ của bác sĩ. Lưu ý, mức độ bệnh khác nhau thì việc điều trị cũng khác nhau:

+ Cơn hen suyễn nhẹ hoặc vừa phải, những triệu chứng xảy ra khi gắng sức hoạt động thì cần dùng thuốc cắt cơn như thuốc xịt họng để ngăn chặn triệu chứng. Tiếp đó, cần theo dõi tình trạng của người bệnh như: khó thở, ho, đau ngực… và nếu không cải thiện được sau 20 phút thì cần tiếp tục sử dụng thuốc để xử lý kịp thời. Nếu qua 20 phút tình trạng bệnh vẫn không cải thiện thì cần điều trị như một cơn hen nặng.

Thuốc điều trị bệnh hen suyễn cho trường hợp hen nặng

Nếu cơn hen nhẹ không dứt điểm sau khi dùng thuốc, bệnh nhân cần điều trị ngay với phương án dự phòng hen nặng

+ Cơn hen phế quản nặng là khi xảy ra ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi, không nói được hết câu và những triệu chứng không suy giảm mặc dù đã sử dụng thuốc. Lúc này cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất, đồng thời cần dùng ngay 2 liều thuốc cắt cơn và 1 liều thuốc Corticoid để chặn tạm thời cơn hen và tránh nguy hiểm.

+ Trường hợp cơn hen suyễn rất nặng là khi người bệnh bị tím môi, lú lẫn, mồ hôi đổ nhiều, không nói chuyện hay đứng vững thì cần uống ngay 1 liều Corticoid và xịt 2 liều thuốc cắt cơn hen. Tiếp đó gọi cấp cứu khẩn cấp cho người bệnh.

Lưu ý, việc sử dụng thuốc cần có hướng dẫn của bác sĩ.

2.2 Những dòng thuốc điều trị bệnh hen suyễn phổ biến

– Dòng thuốc cắt cơn hen là thuốc giãn phế quản với tác dụng ngắn và nhanh, hay còn gọi là thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn.

– Những loại hoạt chất giãn phế quản tác dụng ngắn sẽ tùy theo tình trạng của người bệnh và được bác sĩ chỉ định. Thuốc không dùng hàng ngày mà chỉ dùng khi cơn hen cấp tính xuất hiện. Người bệnh cần luôn đảm bảo mang thuốc bên người mọi lúc mọi nơi. Đây cũng là dòng thuốc kê đơn nên người bệnh không nên lạm dụng mà chỉ dùng khi thật sự cần thiết để tránh nhờn thuốc. Nếu những cơn hen cấp tính liên tục xuất hiện, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

– Dòng thuốc dự phòng hen suyễn là thuốc dùng dài hạn để dự phòng những triệu chứng của bệnh. Khi dùng đều đặn có thể làm giảm co thắt hoặc tình trạng viêm đường dẫn khí hoặc cả hai tình trạng trên.

Thông thường, bệnh nhân có thể sử dụng đồng thời cả hai loại thuốc dự phòng hen và cắt cơn hen nên việc phân biệt 2 dòng thuốc này vô cùng quan trọng để đảm bảo đúng liều thuốc với hiệu quả cao nhất.

Để phân biệt được hai dòng thuốc kể trên, bệnh nhân cần hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để có đáp án chuẩn xác. Hoặc người bệnh có thể dựa vào hoạt chất hay tên thuốc kết hợp với đọc kĩ hướng dẫn sử dụng hay chỉ định của thuốc.

Phân biệt các loại thuốc điều trị bệnh hen suyễn

Để có thể phân biệt được những loại thuốc điều trị hen suyễn, cần hỏi bác sĩ tình trạng cụ thể

Tiếp đó nên để riêng thuốc để hạn chế những nhầm lẫn, đặc biệt đối với thuốc dự phòng hen hàng ngày, đều và đầy đủ nên cần để ở nơi dễ tìm và cố định. Thuốc cắt cơn hen là dòng thuốc cần luôn mang theo bên người kể cả khi ra ngoài.

2.3 Những lưu ý khi dùng thuốc hen suyễn

– Nên uống thuốc đúng cách: đúng liều, đúng giờ, đúng theo chỉ định

– Không nên uống những loại thuốc trôi nổi trên thị trường chưa có chỉ định rõ ràng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc điều trị bệnh hen suyễn người bệnh cần nắm được để nắm được nhóm thuốc sử dụng và những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên thăm khám chuyên khoa hô hấp ở những cơ sở y tế uy tín và tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ mà bác sĩ kê đơn, đặc biệt không bỏ ngang điều trị hoặc tùy ý đổi thuốc để tránh những hậu quả không đáng có.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital