Thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày giúp cho hệ tiêu hóa được bảo vệ tốt hơn, cải thiện viêm loét và giúp tình trạng không trầm trọng thêm.
Viêm loét dạ dày là bệnh lý ở đường tiêu hóa phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chủ yếu là chế độ ăn uống không hợp lý. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày.
Menu xem nhanh:
1. Tổng hợp 10+ thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày
1.1 Tỏi
Tỏi giàu chất chống oxy hóa đặc biệt là chất flavonoids giúp tăng cường miễn dịch và chữa lành các vết loét ở dạ dày.
1.2 Thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày: Việt quất
Trong quả việt quất chứa nhiều thành phần tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn cư trú ở dạ dày – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng, ngăn bệnh tái phát.
1.3 Táo
Táo là một loại quả giàu chất xơ giúp hồi phục các vết loét dạ dày nhanh chóng, đồng thời giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh sinh trưởng và phát triển
1.4 Bánh mì
Là món ăn quen thuộc và rất có lợi cho người bị viêm loét dạ dày.
1.5 Thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày: Sữa chua
Trong sữa chua chứa một lượng lớn các probiotics nuôi các lợi khuẩn chống lại các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Sữa chua còn chứa các enzyme có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng
1.6 Trà xanh
Trong trà xanh có chứa chất kháng viêm cũng như chất chống oxy hóa mạnh mẽ có công dụng chữa lành các vết viêm loét trong dạ dày.
1.7 Thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày: Chuối
Chuối có khả năng trung hòa được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm. Trong chuối có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng; hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng thiếu hụt nếu người bệnh có tiêu chảy hoặc nôn ói; thành phần xơ hoà tan pectin có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.
1.8 Gừng
Gừng có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Có thể bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày như uống trà gừng hay nhấm nháp một vài lát gừng sống.
2. Thực đơn các thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày
2.1 Nên ăn cơm hàng ngày
Cơm mềm, dễ tiêu hóa, và tránh kích thích dạ dày tiết nhiều acid. Ăn cơm đúng bữa cũng làm giảm cơn đau dạ dày, hấp thu bớt các chất lỏng, acid dịch vị bên trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy. Các món như xôi, bánh mì, bánh chưng, cháo, khoai… cũng vậy. Lưu ý các thực phẩm thô chưa tinh chế tốt cho sức khỏe nhưng khó tiêu hoá khi người bệnh đang có bệnh lý dạ dày. Có thể kể đến như gạo lứt, bắp, nếp lức hay các loại đậu… giàu chất xơ, vitamin (đặc biệt nhóm B), khoáng chất và các chất chống oxy hoá.
2.2 Bổ sung thêm các món canh hoặc súp
Canh/ soup với thực phẩm đã được nấu chín, mềm, không gây “áp lực” với hệ tiêu hóa, đồng thời lượng nước nhiều giúp pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày làm người bệnh dễ tiêu hoá thức ăn hơn .
2.3 Thực phẩm giàu dinh dưỡng
Các loại thực phẩm giàu vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie… rất tốt cho hệ tiêu hóa. Các dưỡng chất này có nhiều trong ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm, cần được tăng cường trong khẩu phần để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém trong bệnh lý dạ dày- tá tràng.
3. Nguyên nhân cần bổ sung thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày
– Nhiễm khuẩn: Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Do khuẩn HP dễ lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc ăn uống, qua vệ sinh thực phẩm. Vi khuẩn HP có thể sống và sinh sôi niêm mạc dạ dày mà không gây bệnh, nhưng số lượng quá nhiều sẽ phá vỡ lớp phủ niêm mạc, sẽ gây viêm và dẫn đến loét dạ dày.
– Sử dụng thuốc: Các thuốc giảm đau kháng viêm như aspirin, ibuprofen, steroid,… sử dụng thường xuyên hoặc không đúng cách do nhu cầu điều trị.
– Hút thuốc lá có thể tăng loét dạ dày ở người nhiễm vi khuẩn HP
Uống rượu bia làm tăng kích thích và làm mòn lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày và gây kích thích làm tăng sản xuất acid ở dạ dày
Chế độ ăn không hợp lý: Ăn quá nhiều thức ăn chiên xào, gia vị cay nóng, ăn không điều độ, thường xuyên bỏ bữa… có thể là nguyên nhân gây bệnh dạ dày.
– Stress: Căng thẳng kéo dài, hoặc stress sau phẫu thuật, chấn thương…
4. Chế độ ăn đúng cách bên cạnh thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày
– Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm. Ưu tiên chế biến theo các phương pháp luộc, hấp hay om. Giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.
– Ăn chậm và nhai kỹ, ăn đúng bữa, không vừa ăn vừa xem phim … để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tập trung tiêu hóa, tránh rối loạn quá trình này.
– Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn no trong một bữa. Điều này giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.
– Không để bụng quá đói làm dạ dày rỗng. Dạ dày không có thức ăn sẽ tiết nhiều acid hơn đồng thời co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu. Ngược lại ăn quá no cũng khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.
– Tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn, hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.
– Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa dễ hấp thu.
Trên đây là những thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày mà bạn có thể tham khảo. Vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 để được tư vấn và đặt lịch khám khi có bất kỳ vấn đề nào về tiêu hóa. Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều trong điều trị viêm loét dạ dày, cải thiện tiêu hóa và dinh dưỡng hiệu quả.