Thực đơn cho người ung thư vòm họng cần chú ý những gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Một chế độ ăn uống tích cực có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao thể trạng, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư vòm họng. Biết được những loại thực phẩm nên bổ sung và cần tránh trong thực đơn cho người ung thư vòm họng sẽ giúp người bệnh cũng như người thân chăm sóc chủ động hơn trong ăn uống hàng ngày.

Ung thư vòm họng là bệnh ung thư phổ biến nhất trong các số các bệnh ung thư thuộc khu vực vùng đầu mặt cổ. Bên cạnh các phương pháp điều trị như xạ trị, hóa trị hay phẫu thuật nạo vét hạch, thì việc chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh cũng rất quan trọng, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn, nâng cao thể trạng người bệnh…

1. Thực đơn cho người ung thư vòm họng cần bổ sung nhưng gì?

Do quá trình điều trị ung thư vòm họng có sự ảnh hưởng nhất định đến các cơ quan khác, bao gồm cả tiêu hóa nên việc ăn uống của người bệnh thường khó khăn hơn. Để dễ hấp thụ thức ăn, bệnh nhân nên chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày. Bệnh nhân có thể ăn 5 – 6 bữa nhỏ một ngày thay vì 3 bữa chính như những người bình thường.

Bệnh nhân ung thư vòm họng thường bị khó nuốt nên cần lựa chọn những loại thực phẩm mềm, chế biến dạng nhừ để dễ ăn.

Một số loại thực phẩm bệnh nhân ung thư vòm họng nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là:

Cháo súp dễ ăn, nhiều dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân ung thư vòm họng khi gặp tình trạng khó nuốt

Cháo súp dễ ăn, nhiều dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân ung thư vòm họng khi gặp tình trạng khó nuốt

  • Các loại cháo, súp, xốt lỏng
  • Các loại nước ép trái cây không chứa hàm lượng acid cao. Một số loại nước ép mà bệnh nhân ung thư vòm họng có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày là nước ép dưa hấu, đu đủ…
  • Các loại thịt mềm như: cá, thịt gia cầm không da, thịt bò thăn, trứng… là những loại thực phẩm cung cấp lượng đạm cần thiết cho cơ thể người bệnh
  • Rau xanh cung cấp chất xơ cần thiết cho người bệnh. Một số loại rau xanh bệnh nhân nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là súp lơ xanh, cải ngọt, rau ngót, bina…
  • Các loại ngũ cốc tinh chế, pho mát, phô mai cũng là những lựa chọn tốt cho bệnh nhân ung thư vòm họng

2. Những thực phẩm cần tránh trong thực đơn cho người ung thư vòm họng?

Bên cạnh những loại thực phẩm cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bệnh nhân ung thư vòm họng cũng cần biết những loại thực phẩm cần tránh trong thực đơn cho người ung thư vòm họng. Bao gồm:

  • Rau diếp, cà chua, chuối, bơ
  • Rượu bia, thuốc lá, các đồ uống có chất kích thích cần tuyệt đối tránh với bệnh nhân ung thư vòm họng
  • Nước ép trái cây có hàm lượng acid cao như nước ép cam, nước chanh…
Bệnh nhân ung thư vòm họng cần tránh các loại đồ ăn cay nóng để tránh kích ứng vết thương vùng họng

Bệnh nhân ung thư vòm họng cần tránh các loại đồ ăn cay nóng để tránh kích ứng vết thương vùng họng

  • Thực phẩm cay, nóng, các đồ ăn khô cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ bệnh nhân ung thư vòm họng cần tránh ăn để không gây kích ứng cổ họng
  • Không ăn các loại thực phẩm có quá nhiều đường, thực phẩm chế biến mặn
  • Bệnh nhân ung thư vòm họng có nguy cơ nhiễm trùng cao, đặc biệt là khi ung thư vòm họng di căn đến xương, tủy… nên người bệnh cần tránh ăn các đồ sống, tái, chần mà chỉ ăn các thực phẩm đã được nấu chín kĩ.

Trên đây chỉ là những thông tin tham khảo về thực đơn cho người ung thư vòm họng. Thực tế, ăn uống cho bệnh nhân ung thư vòm họng như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để tìm cho mình chế độ ăn phù hợp nhất với thể trạng, bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital