Đã được chứng minh trong nhiều năm qua, tiêm vắc xin là cách làm hiệu quả giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh cúm mùa, giảm tỷ lệ bệnh nhân phải nhập viện điều trị và số ca tử vong do cúm gây ra ở trẻ em. Vậy cúm mùa nên tiêm tháng mấy?
Menu xem nhanh:
1. Virus cúm mùa là gì?
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp trên do virus influenza gây ra. Đây là một bệnh phổ biến trong mùa lạnh và có khả năng lây lan từ người sang người khác thông qua cơn ho hoặc hắt hơi của người bị bệnh.
Người bệnh cúm mùa thường có các triệu chứng như nhức đầu, sốt cao, đau khớp, sổ mũi, viêm họng, ho, nôn mửa và trong trẻ em có thể gây tiêu chảy. Tuy nhiên, những người đã có miễn dịch hoặc đã tiêm vắc xin cúm mùa sẽ trải qua triệu chứng nhẹ hơn. Trong trường hợp tình trạng bệnh trở nặng và gây viêm phổi, bệnh nhân cúm mùa có thể cần phải nhập viện để điều trị.
Vi rút cúm mùa có thể tồn tại từ 2-8 giờ trên các bề mặt như đồ vật, tay nắm cửa, nhưng chúng sẽ bị tiêu diệt khi tiếp xúc với xà phòng, thuốc rửa iod hoặc cồn.
Có hai chủng vi rút gây cúm mùa ở người là influenza A và influenza B. Chúng hiện diện trên toàn thế giới và có khả năng gây bệnh ở tất cả các độ tuổi, lan rộng và gây dịch ở nhiều quốc gia. Mặc dù cúm mùa có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, nhưng nguy cơ gặp phải biến chứng thường cao hơn ở nhóm dân số dưới 2 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ có thai, người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, và người có hệ miễn dịch suy yếu.
2. Tác dụng của vắc xin cúm mùa
Tiêm vắc xin cúm mùa được coi là chiến lược hiệu quả để phòng chống cúm mùa. Vắc xin cúm mùa sẽ cung cấp sự bảo vệ tốt chống lại bệnh và bắt đầu có hiệu quả sau khoảng 10-14 ngày sau tiêm.
Do các chủng vi rút gây cúm mùa thường không giống nhau, nên cần tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm để đảm bảo sự bảo vệ. Vắc xin cúm mùa thường được cập nhật với các chủng vi rút mới gây dịch bệnh trong năm trước.
Vắc xin cúm mùa đã được nghiên cứu, bào chế và đưa ra sử dụng rộng rãi trên Thế giới trong hơn 60 năm qua. Loại vắc xin này mang lại miễn dịch tốt đối với người trưởng thành khỏe mạnh. Đối với người cao tuổi, vắc xin không ngăn ngừa hoàn toàn bệnh nhưng giúp giảm nguy cơ biến chứng nặng và tử vong.
Tiêm phòng đặc biệt quan trọng với nhóm có nguy cơ cao như người mắc bệnh lý nền, người chăm sóc họ. Ngoài ra, việc tiêm chủng rộng rãi góp phần giảm tải cho hệ thống y tế, giúp tiết kiệm chi phí điều trị bệnh nhân cúm.
Do vậy, tiêm vắc xin cúm là giải pháp an toàn và hiệu quả bậc nhất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do bệnh truyền nhiễm.
Vậy cúm mùa nên tiêm tháng mấy? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy đọc ngay trong phần tiếp theo của bài viết.
3. Cúm mùa nên tiêm tháng mấy?
Hiện tại, vẫn chưa tồn tại một loại thuốc điều trị hiệu quả cho cúm mùa. Do đó, nếu tỷ lệ tiêm ngừa vắc xin cúm không đạt mức cao, cúm mùa vẫn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới, vì vậy virus cúm có thể xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên, cúm mùa thường đạt đỉnh vào tháng 3-4 và tháng 9-10 hàng năm. Bệnh có xu hướng gia tăng vào lúc thời tiết giao mùa: hè – thu, đông – xuân.
Do đó, thời điểm lý tưởng để tiêm vắc xin cúm là khoảng 2 tuần – 1 tháng trước khi mùa dịch bệnh bắt đầu. Lý do cho điều này là sau khi tiêm, cơ thể cần mất 2 tuần để phát triển kháng thể chống lại virus cúm.
Các chuyên gia y tế thuộc phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI khuyến nghị mọi người nên tự chủ động tiêm vắc xin cúm trong các thời điểm nhạy cảm về dịch bệnh để tự bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ lây nhiễm.
4. Chỉ định / chống chỉ định tiêm phòng cúm mùa
Tiêm vắc xin cúm được khuyến cáo là biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh cúm mùa. Theo hướng dẫn của WHO, các đối tượng sau đây nên ưu tiên tiêm chủng hàng năm:
– Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi.
– Phụ nữ có thai.
– Người trên 65 tuổi.
– Người mắc bệnh mạn tính.
– Nhân viên y tế.
Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi cần tiêm đủ 2 mũi cách nhau 1 tháng. Các đối tượng còn lại chỉ cần tiêm phòng 1 mũi/năm để duy trì kháng thể. Việc tiêm ngừa cần thực hiện hàng năm do khả năng miễn dịch suy giảm theo thời gian. Vắc xin cúm được cập nhật định kỳ do biến thể vi rút thay đổi.
Vắc xin cúm đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả, an toàn đối với hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên, với các đối tượng có mẫn cảm với thành phần vắc xin ở những lần tiêm chủng trước đó nên thông báo với bác sĩ để được khám và chỉ định phù hợp.
Với các các đối tượng nguy cơ cao dị ứng vắc xin thì có thể chuyển sang tiêm vắc xin bất hoạt.
5. Tiêm phòng cúm ở đâu uy tín?
Có thể nói, cúm mùa nên tiêm vào tháng mấy luôn được rất nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh gặp quanh năm, thường bùng thành dịch khi thời tiết giao mùa. Vì thế bạn nên tuân thủ việc tiêm chủng đúng phác đồ, nhắc lại mũi tiêm hàng năm để đảm bảo cơ thể luôn có kháng nguyên chống lại virus cúm mùa.
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là 1 trong những đơn vị tiêm phòng đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Với không gian phòng tiêm thoáng mát, sạch sẽ, tiện nghi sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng dịch vụ.
Đồng hành cùng phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là đội ngũ chuyên gia tiêm chủng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, luôn cố gắng tư vấn và đem đến các gói tiêm phù hợp nhất với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của khách hàng.
Ngoài ra, Thu Cúc TCI luôn nhập nguồn vắc xin tại các công ty sản xuất uy tín trong và ngoài nước. Với lượng vắc xin về liên tục sẽ giúp giảm thiểu thời gian “chờ” vắc xin của khách hàng. Từ đó, bạn và gia đình được tiêm chủng đúng lịch, nâng cao sức đề kháng của bản thân.
Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc về lịch tiêm chủng cúm mùa hay các gói tiêm phù hợp với bản thân và gia đình, đừng ngần ngại để lại thông tin liên hệ để Thu Cúc TCI hỗ trợ trong thời gian sớm.