Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ nguy hiểm thế nào?

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ trước đây chủ yếu gặp ở người lớn tuổi do sự lão hóa về xương và sụn ở đốt sống cổ. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ bệnh nhân ở độ tuổi từ 28 – 35 đến khám và điều trị về căn bệnh này đang tăng cao. Điều này cho thấy bệnh thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa. Để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau

1. Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình lão hóa của các xương và sụn ở đốt sống cổ. Đối với người lớn tuổi đó là điều khó tránh khỏi, nhưng đối với người trẻ hiện nay thì tỷ lệ ngày càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới căn bệnh này là do các thói quen làm việc, ăn uống và ít vận động gây ra.

1.1 Yếu tố công việc

Yếu tố công việc là một trong những yếu tố trực tiếp gây ảnh hưởng tới đốt sống cổ ở người trẻ hiện nay. Đối với các công việc văn phòng ngày 8 tiếng, chủ yếu các bạn có tư thế các tư thế ngồi gập cổ, khum lưng, hay ngủ trưa gục tại bàn làm việc…. .Những thói quen tưởng chừng bình thường này lại vô hình tạo tạo áp lực cho phần cổ và vai và gây ra căn bệnh thoái hóa.

Đặc biệt với một số nhóm đối tượng liên tục tăng ca, làm qua đêm, làm quá sức… khiến cơ thể không có đủ thời gian thư giãn và nghỉ cũng là một nguy cơ lớn dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ do tư thế làm việc và nghỉ ngơi không đúng

Làm việc, nghỉ ngơi không đúng tư thế cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới đốt sống cổ

1.2 Lười vận động

Người trẻ hiện nay đa phần chỉ chú tâm và mải mê chạy theo công việc. Khi hết giờ làm thường về nhà nghỉ ngơi và sử dụng điện thoại ít có các hoạt động thể chất, không tham gia các trò chơi thể thao. Trong công việc càng áp lực, càng stress người trẻ càng lười vận động. Những thói quen xấu ngày càng kéo dài khiến xương khớp khô cứng và không còn dẻo lâu dần dẫn tới thoái hóa.

1.3 Chế độ ăn không lành mạnh

Trong chế độ ăn uống hàng ngày hiện nay của người trẻ thực đơn đa phần là thức ăn nhanh và không đủ dinh dưỡng, các chất có lợi cho xương khớp (như magie, canxi, các loại vitamin…).

Người trẻ đang chủ yếu hướng tới việc ăn uống theo sở thích của cá nhân (hấp thụ quá nhiều chất béo, đồ uống có gas, …) thay vì hướng tới sức khỏe và các thói quen tốt. Điều này dẫn tới việc bị thiếu hụt nhiều chất, vitamin cần thiết trong khi đó bị dư thừa các chất không cần thiết có thể gây béo phì gây ảnh hưởng cho xương khớp.

Ngoài ra một trong những nguyên nhân khác dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ tăng cao ở giới trẻ là: do tâm lý chủ quan và không chịu chú ý và chăm sóc sức khỏe của bản thân. Đó là một trong số những nguyên nhân điển hình hiện nay ở giới trẻ dẫn tới tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng.

2. Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở thời gian đầu người bệnh thường không để ý vì chưa có các triệu chứng rõ ràng. Khi có triệu chứng thì người bệnh sẽ thường thấy các biểu hiện sau:

– Đau mỏi vùng cổ, khó khăn trong các hoạt động xoay vặn cổ, khi cử động quá có thể gây ra sái, hoặc vẹo cổ.

– Cảm thấy mỏi, đau liên tục trong quá trình ngồi làm việc và tiếp xúc với máy tính quá lâu

– Đau nhức có thể lan ra cả vùng bả vai, gáy, cánh tay hay cả đỉnh đầu.

– Cảm thấy bị đau, tê cứng cổ sau mỗi lần ngủ dậy; đau và khó chịu mỗi khi ho hay hắt hơi.

Người trẻ hiện nay đang không chú ý hoặc khi các triệu chứng có dấu hiệu rõ ràng và trợ nặng mới bắt đầu đi khám hoặc tìm hiểu về bệnh.

Thoái hóa đốt sống cổ bị lâu có thể dẫn tới đau đầu, đau vai gáy....

Thoái hóa lâu đau có thể lan ra vùng 2 bả vai, gáy và đỉnh đầu

3. Mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa

3.1 Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ có nguy hiểm?

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ đang là một trong số những căn bệnh phổ biến của xã hội hiện nay. Căn bệnh này không những gây ra nhiều đau đớn và khó chịu mà còn gây ra nhiều bất tiện cho bản thân người bệnh. Một số trường hợp bệnh nặng có thể khiến người bệnh khó khăn trong trong việc sinh hoạt và vệ sinh cá nhân hàng ngày.

Nếu không được quan tâm và chú ý sẽ tới những hậu quả nghiêm trọng như: liệt tứ chi, thần kinh thực vật….. hoặc có thể sẽ làm xuất hiện những thay đổi bệnh lý như:

Thoát vị đĩa đệm: rạn nứt trên đĩa, có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh

– Gai cột sống: gây đau và chèn ép vào cột sống.

– Xẹp đốt sống

– Sơ hóa dây chằng……

3.2 Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thì người trẻ cần thay đổi từ thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho bản thân.

Ngồi làm việc với tư thế thẳng lưng, tay đặt lên, phần khuỷu tay tạo với cơ thể một góc khoảng 90 độ, cổ tay thẳng, bàn chân chạm đất. Đặc biệt sau khoảng 1-2 giờ ngồi làm việc cần đứng dậy đi lại cho đốt sống cổ, lưng được cử động và thay đổi tư thế thư giãn. Ngoài ra có thể xoa bóp cổ vai tránh ngồi quá lâu 1 tư thế dễ làm căng cơ.

Bên cạnh đó muốn phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ, các bạn cần có một chế độ ăn uống khỏe và lành mạnh. Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu dinh và tốt cho xương khớp như: canxi, vitamin C từ các loại rau củ, vitamin D, sữa từ các loại hạt, thịt, cá…. Và hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều chất béo và dầu mỡ, nước uống có chứa chất kích thích.

Tăng Canxi để hạn chế thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Tăng cường bổ sung các loại thức ăn, rau củ,… chứa nhiều Canxi hỗ trợ cho xương khớp

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen làm việc, người trẻ cần chú trọng và sắp xếp thời gian luyện tập thể dục thể thao phù hợp với bản thân. Sau những giờ làm việc căng thẳng, cần có những khoảng thời gian thư giãn và giải phóng cơ thể. Các hoạt động thể dục thể thao đơn giản như có thể tham gia như: đạp xe, cầu lông, bóng đá, bóng rổ, aerobic… . Hoặc các bài tập trực tiếp hỗ trợ cho vai gáy, đốt sống cổ như: yoga, thiền….

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital