Cấp cứu:0901793122
English
Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Thucuc | Hệ thống y tế TCI Hospital
Chăm sóc sức khoẻ trọn đời cho bạn
Tổng đài1900558892
Triệu chứng ung thư đường ruột bạn không nên bỏ qua

Triệu chứng ung thư đường ruột bạn không nên bỏ qua

Ung thư đường ruột là một trong những căn bệnh ác tính phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thông qua các triệu chứng cảnh báo, khả năng điều trị thành công sẽ cao hơn đáng kể. Vậy đâu là những triệu chứng ung thư đường ruột mà bạn không nên chủ quan bỏ qua? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có cùng vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

1. 6 triệu chứng ung thư đường ruột phổ biến hiện nay

Ung thư đường ruột thường tiến triển âm thầm, nhất là ở giai đoạn đầu nên dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu chú ý, người bệnh có thể nhận ra một số biểu hiện bất thường dưới đây – những dấu hiệu quan trọng giúp phát hiện sớm căn bệnh nguy hiểm này:

1.1. Đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân – triệu chứng ung thư đường ruột điển hình

Những cơn đau bụng xảy ra lặp đi lặp lại, không liên quan đến ăn uống hay các bệnh lý thông thường có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm. Khối u trong đường ruột phát triển có thể cản trở nhu động ruột, gây co bóp bất thường và dẫn đến cơn đau âm ỉ kéo dài. Nếu dùng thuốc nhưng không cải thiện, người bệnh nên thăm khám sớm.

1.2. Đầy bụng, khó tiêu dai dẳng – triệu chứng ung thư đường ruột điển hình

Cảm giác chướng bụng, khó tiêu kéo dài dù ăn uống điều độ là triệu chứng phổ biến ở người mắc ung thư đường ruột. Sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột hoặc sự chèn ép từ khối u có thể làm rối loạn tiêu hóa, dẫn đến đầy hơi, khó chịu. Nếu triệu chứng này không cải thiện dù đã thay đổi chế độ ăn, cần theo dõi kỹ.

Cảm giác chướng bụng, khó tiêu kéo dài dù ăn uống điều độ là triệu chứng ung thư đường ruột

Cảm giác chướng bụng, khó tiêu kéo dài dù ăn uống điều độ là triệu chứng phổ biến ở người mắc ung thư đường ruột

1.3. Thiếu máu

Thiếu máu do mất máu âm thầm trong lòng ruột là biểu hiện đáng lưu ý. Tình trạng này thường không rõ ràng ngay lập tức mà biểu hiện gián tiếp qua mệt mỏi, hoa mắt, da xanh xao. Đây có thể là hệ quả từ hiện tượng chảy máu vi thể do khối u gây ra trong thời gian dài.

1.4. Rối loạn đại tiện

Một trong những dấu hiệu nổi bật là thay đổi thói quen đi tiêu: táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, phân mỏng dẹt bất thường, cảm giác đi không hết phân. Máu trong phân có thể xuất hiện dưới dạng đỏ tươi, máu sẫm hoặc phân đen – là dấu hiệu cho thấy có xuất huyết trong lòng ruột.

1.5. Buồn nôn

Khối u phát triển lớn có thể làm hẹp lòng ruột, cản trở sự lưu thông của thức ăn, gây ra cảm giác buồn nôn, thậm chí nôn mửa kéo dài. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời có thể gây mất nước, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng toàn thân.

1.6. Sút cân

Giảm cân không chủ ý là dấu hiệu đáng lo, nhất là khi kèm theo chán ăn, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi và thiếu máu. Đây là biểu hiện cho thấy cơ thể đang bị suy kiệt do ảnh hưởng của tế bào ung thư lên hệ tiêu hóa và quá trình chuyển hóa.

2. Phòng ngừa ung thư đường ruột nhờ chế độ ăn uống và lối sống khoa học

Việc bảo vệ sức khỏe đường ruột không quá phức tạp, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ những thay đổi đơn giản trong thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số gợi ý giúp phòng ngừa ung thư đường ruột hiệu quả:

– Tăng cường chất xơ từ thực vật: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám… giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, làm sạch đại tràng và giảm nguy cơ hình thành polyp hoặc tế bào bất thường.

– Hạn chế thực phẩm không lành mạnh: Giảm tiêu thụ thịt đỏ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và các món chiên rán nhiều dầu mỡ vì đây là những yếu tố có thể thúc đẩy quá trình viêm nhiễm hoặc gây hại đến tế bào ruột già.

– Kiêng rượu bia và nước ngọt có gas: Uống nhiều rượu bia hoặc đồ uống có gas dễ gây kích ứng niêm mạc ruột, làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa và tổn thương mô ruột lâu dài.

– Hạn chế thức ăn lên men, quá mặn: Các loại dưa muối, cà muối nếu không đảm bảo vệ sinh hoặc tiêu thụ thường xuyên có thể sinh ra chất có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa.

– Duy trì việc tập luyện, vận động đều đặn: Tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày, đi bộ, yoga hoặc các bài tập vừa sức giúp cải thiện nhu động ruột và hỗ trợ đào thải độc tố hiệu quả.

– Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng: Giấc ngủ chất lượng và tinh thần ổn định đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ miễn dịch và đường ruột luôn khỏe mạnh.

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám… giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, làm sạch đại tràng và giảm nguy cơ hình thành polyp hoặc tế bào bất thường

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám… giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, làm sạch đại tràng và giảm nguy cơ hình thành polyp hoặc tế bào bất thường

3. Làm sao nhận biết sớm ung thư đường ruột?

3.1. Tầm soát định kỳ – vũ khí phòng ngừa hiệu quả

Những người trên 50 tuổi hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao như có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng, viêm đại tràng mãn tính, polyp đường ruột… nên chủ động tầm soát định kỳ. Một số phương pháp tầm soát phổ biến gồm:

– Nội soi đại – trực tràng: là kỹ thuật chính xác giúp phát hiện polyp hoặc khối u nhỏ từ sớm.

– Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT): giúp phát hiện máu vi thể không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

– Xét nghiệm máu hoặc sinh thiết mô: hỗ trợ xác định sự hiện diện của tế bào ung thư.

– Chụp CT, MRI: giúp đánh giá mức độ lan rộng của bệnh nếu có nghi ngờ.

– Việc kiểm tra định kỳ không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm mà còn hỗ trợ theo dõi những bất thường có nguy cơ tiến triển thành ung thư.

3.2. Lắng nghe cơ thể và các triệu chứng tiêu hóa

Một số biểu hiện tiêu hóa dù thoáng qua nhưng nếu kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần thì không nên chủ quan:

– Đau bụng âm ỉ.

– Thay đổi thói quen đại tiện (tiêu chảy kéo dài, táo bón, phân lẫn máu…).

– Luôn bị đầy bụng.

– Sụt cân bất thường, thiếu máu, mệt mỏi.

– Khi thấy xuất hiện từ hai triệu chứng trở lên, đặc biệt là ở người trung niên hoặc cao tuổi, cần nhanh chóng đi khám để được chỉ định xét nghiệm phù hợp.

Việc phát hiện sớm giúp điều trị đạt hiệu quả cao, thậm chí có thể ngăn chặn bệnh trước khi tiến triển thành ung thư

Việc phát hiện sớm giúp điều trị đạt hiệu quả cao, thậm chí có thể ngăn chặn bệnh trước khi tiến triển thành ung thư

Nhận biết sớm các triệu chứng ung thư đường ruột là yếu tố then chốt giúp nâng cao hiệu quả điều trị và kéo dài sự sống. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như thay đổi thói quen đại tiện, đau bụng kéo dài, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân… hãy chủ động đi khám càng sớm càng tốt. Đừng để sự chủ quan khiến bạn bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị ung thư. Hãy lắng nghe cơ thể và thăm khám định kỳ để sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Liên hệ ngay: 0936388288 để được tư vấn chi tiết!

Middle2 – Banner Ung bướu
1900558892
zaloChat