Cấp cứu:0901793122
English
Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Thucuc | Hệ thống y tế TCI Hospital
Chăm sóc sức khoẻ trọn đời cho bạn
Tổng đài1900558892
Phân độ u gan bị vỡ khi chấn thương bụng kín

Phân độ u gan bị vỡ khi chấn thương bụng kín

Trường hợp gan có khối u (u gan), khi vùng bụng bị va đập mạnh do tai nạn hoặc chấn thương, càng làm tăng nguy cơ u gan bị vỡ, gây xuất huyết trong ổ bụng. Điều này sẽ đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách phân loại mức độ vỡ u gan khi gặp chấn thương, cũng như những lưu ý cần thiết trong quá trình điều trị và chăm sóc.

1. Những điều cần biết về u gan bị vỡ

1.1. Nguyên nhân khiến vỡ gan do chấn thương bụng kín

U gan có thể vỡ khi gặp chấn thương bụng kín, mà nguyên nhân chính thường đến từ các tai nạn trong cuộc sống hàng ngày. Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt hay trong khi chơi thể thao là những yếu tố phổ biến. Đôi khi, các vụ ẩu đả cũng có thể gây những tổn thương nghiêm trọng ở vùng bụng, làm tăng nguy cơ u gan bị vỡ.

Bản thân khối u cũng có những đặc điểm dễ gây vỡ:

– Áp lực nội tại của khối u tăng cao: Khối u phát triển nhanh chóng và đạt kích thước lớn, áp lực bên trong nó sẽ tăng lên đáng kể, có thể bị vỡ ra.

– Tổn thương hệ thống mạch máu nuôi u: Khối xâm lấn vào mạch máu có thể gây rách vỡ và chảy máu

– Ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch gan: Khối u phát triển có thể chèn ép lên các tĩnh mạch trong gan, làm cản trở dòng máu lưu thông, làm tăng áp suất và vỡ u.

– Hoại tử mô u và phản ứng viêm: Sự phát triển quá nhanh của tế bào ác tính có thể dẫn đến hoại tử bên trong khối u, tạo ra những điểm yếu dễ nứt vỡ. Tình trạng viêm mạn tính trong gan cũng làm suy yếu cấu trúc của khối u.

– Kích thước và vị trí khối u: Những khối u càng lớn, phát triển nhanh hoặc nằm gần bề mặt gan thì nguy cơ vỡ càng cao.

– Tình trạng xơ gan và suy giảm chức năng gan: Gan bị tổn thương mạn tính khiến cấu trúc yếu làm tăng nguy cơ khối u gan vỡ, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào gan trên nền xơ gan.

– Nhiễm virus viêm gan B mạn tính: Là nguyên nhân gây ung thư gan hàng đầu, đồng thời làm gan dễ bị biến chứng vỡ u.

u gan bị vỡ khi chấn thương

Khi vùng bụng bị va đập mạnh, gan có thể bị tổn thương nghiêm trọng

1.2. Triệu chứng u gan bị vỡ mà ít người để ý

Vỡ gan, đặc biệt là vỡ u gan, có thể biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau, đôi khi dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các tình trạng khác.

– Đau bụng cấp tính: Bệnh nhân thường cảm thấy đau đột ngột và dữ dội ở vùng bụng, đặc biệt là hạ sườn phải. Khi ấn vào vùng bụng bên phải có thể cảm thấy căng tức, chướng bụng và có phản ứng thành bụng.

– Dấu hiệu xuất huyết nội: Bầm tím hoặc xây xát ở vùng bụng, ngực bên phải có thể xuất hiện. Có dấu hiệu của sốc do mất máu như da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, vã mồ hôi, chóng mặt, ngất xỉu hoặc choáng váng. Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt là những dấu hiệu nghiêm trọng cần cấp cứu ngay lập tức.

– Các triệu chứng tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, bí trung đại tiện cũng có thể là những dấu hiệu đi kèm.

– Vàng da và vàng mắt: Đối với những trường hợp vỡ u gan ác tính hoặc trên nền bệnh gan mạn tính, tình trạng vàng da và vàng mắt (củng mạc mắt chuyển sang màu vàng) có thể là biểu hiện sớm và thường gặp.

triệu chứng nhận biết khi vỡ u gan

U gan vỡ có thể biểu hiện rõ rệt hoặc âm thầm

Bên cạnh các dấu hiệu cấp tính do chấn thương, cần lưu ý rằng một số tình trạng bệnh lý khác cũng có thể gây vỡ gan hoặc các triệu chứng tương tự:

– Trong thai kỳ: Biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, nhất là trong hội chứng HELLP (tan máu, men gan tăng cao và tiểu cầu thấp).

– U máu gan: U lành tính nhưng có thể vỡ nếu chịu lực tác động mạnh.

– Áp xe gan, u nang gan: Vỡ có thể xảy ra tự phát hoặc do va chạm mạnh, dẫn đến nhiễm trùng hoặc phản ứng dị ứng nặng. Với một số nghiên cứu cho thấy gần một nửa số trường hợp nang sán ở gan có thể bị vỡ.

2. Mức độ u gan vỡ trong chấn thương bụng kín

Hiệp hội Phẫu thuật Chấn thương Hoa Kỳ đã chia mức độ u gan bị vỡ thành 6 cấp độ từ nhẹ đến rất nặng, giúp bác sĩ đánh giá tổn thương và quyết định hướng điều trị.

2.1. Vỡ gan độ 1

Tụ máu nhỏ dưới bao gan (

2.2. Vỡ gan độ 2

Tụ máu dưới bao gan chiếm từ 10% đến 50% diện tích bề mặt gan. Tổn thương nhu mô gan sâu từ 1-3 cm, với chiều dài vết rách nhỏ hơn 10 cm.

2.3. Vỡ gan độ 3

Tụ máu chiếm > 50% gan hoặc trong nhu mô có khối tụ máu >10 cm. Nguy cơ chảy máu cao, có thể cần can thiệp.

2.4. Vỡ gan độ 4

Tổn thương nhu mô gan rộng gây vỡ từ 25% đến 75% một thùy gan (gan được chia thành các thùy và tiểu thùy theo Couinaud). Vỡ từ 1 đến 3 tiểu thùy Couinaud trong một thùy gan.

2.5. Vỡ gan độ 5

Tổn thương nhu mô gan gây vỡ lớn hơn 75% một thùy gan, hoặc vỡ hơn 3 tiểu thùy Couinaud trong một thùy gan. Có thể ảnh hưởng các mạch máu chính của gan (như tĩnh mạch gan, động mạch gan) hoặc các mạch máu lớn lân cận gan.

2.6. Vỡ gan độ 6

Mức độ tổn thương nghiêm trọng nhất, thường rất hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm. Gan bị dập nát hoàn toàn, không còn hình dạng, cấu trúc giải phẫu bình thường. Có nguy cơ tử vong cao.

phân mức độ nguy hiểm khi vỡ gan

U gan bị tổn thương có nhiều mức độ khác nhau

3. Xử lý chảy máu trong lúc u gan bị vỡ

3.1. Điều trị nội khoa khi u gan bị vỡ

Điều trị nội khoa thường được ưu tiên áp dụng cho các trường hợp vỡ gan mức độ thấp (từ độ 1-5) mà bệnh nhân có tình trạng huyết động ổn định, tức là không có dấu hiệu sốc nặng.

– Theo dõi sát sao: Bệnh nhân vỡ gan độ 3-5 được theo dõi tại ICU nếu tổn thương lớn, cần kiểm tra huyết áp, mạch, nhịp thở mỗi giờ.

– Kiểm tra công thức máu: Xét nghiệm Hematocrit (Hct) được thực hiện mỗi 6 giờ trong 1-2 ngày đầu để đánh giá mức độ mất máu.

– Theo dõi tại nhà: Sau khi ra viện, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục theo dõi tại nhà trong một tuần và tái khám ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng như đau tăng lên, vàng da, hoặc các dấu hiệu bất thường khác.

3.2. Điều trị ngoại khoa và can thiệp ít xâm lấn

Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi tình trạng chảy máu nghiêm trọng hoặc không ổn định, can thiệp ngoại khoa hoặc các thủ thuật ít xâm lấn là cần thiết.

– Phẫu thuật được chỉ định khi tổn thương gan độ 6, bệnh nhân có tình trạng không ổn định (sốc, huyết áp tụt nặng), có quá nhiều dịch (máu) trong ổ bụng gây chướng và đau bụng dữ dội và có các tổn thương phối hợp khác trong ổ bụng cần phẫu thuật.

– Nút mạch cầm máu: Hiện nay, kỹ thuật chụp và nút mạch gan đã trở thành một phương pháp điều trị ít xâm lấn, an toàn và hiệu quả cao trong việc cầm máu tức thì do u gan vỡ. Phương pháp này giúp bệnh nhân tránh được cuộc phẫu thuật lớn, giảm thiểu nguy cơ gây mê toàn thân, giảm lượng máu cần truyền và thời gian hồi phục thường nhanh hơn.

U gan bị vỡ do chấn thương bụng kín là tình trạng nguy hiểm, diễn tiến nhanh và gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc hiểu rõ các mức độ tổn thương và dấu hiệu nhận biết sớm sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc xử trí. Nếu chẳng may gặp tai nạn hoặc có dấu hiệu nghi ngờ, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Liên hệ ngay: 0936388288 để được tư vấn chi tiết!

Middle2 – Banner Ung bướu
1900558892
zaloChat