Cấp cứu:0901793122
English
Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Thucuc | Hệ thống y tế TCI Hospital
Chăm sóc sức khoẻ trọn đời cho bạn
Tổng đài1900558892
Điều trị viêm đại tràng: Tổng quan, phương pháp và lưu ý cần thiết

Điều trị viêm đại tràng: Tổng quan, phương pháp và lưu ý cần thiết

Chia sẻ:

Điều trị viêm đại tràng hiệu quả là mong mỏi của mọi bệnh nhân mắc căn bệnh khó chịu này. Đây là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến ở Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của hàng triệu người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một cách toàn diện về các phương pháp điều trị viêm đại tràng, chế độ ăn uống đến các lưu ý quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày.

1. Viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng là tình trạng viêm hoặc tổn thương ở niêm mạc đại tràng (ruột già), có thể xảy ra ở một đoạn hoặc toàn bộ đại tràng. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương, bệnh được chia thành nhiều loại như:

Viêm đại tràng cấp tính

Viêm đại tràng mạn tính

Viêm loét đại tràng

Viêm đại tràng do nhiễm trùng

Viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích)

Bệnh nhân thường có các triệu chứng như: đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng hoặc có nhầy/máu, đầy hơi, chướng bụng, ăn uống kém.

Bệnh có thể kéo dài nhiều năm, tái phát liên tục, gây khó chịu, mệt mỏi và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nếu không được điều trị đúng cách.

Điều trị viêm đại tràng thường bằng phương pháp nội khoa.

Điều trị viêm đại tràng thường bằng phương pháp nội khoa.

2. Mục tiêu điều trị viêm đại tràng

Điều trị viêm đại tràng không đơn thuần là dùng thuốc khi có triệu chứng. Đây là một quá trình tổng thể bao gồm chẩn đoán chính xác, dùng thuốc hợp lý, thay đổi lối sống và theo dõi lâu dài. Việc điều trị viêm đại tràng nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Giảm triệu chứng: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi

Phục hồi tổn thương niêm mạc đại tràng

Ngăn ngừa tái phát

Phòng ngừa biến chứng như loét, thủng ruột, giãn đại tràng hoặc ung thư hóa

Tùy theo mức độ bệnh và nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

3. Điều trị viêm đại tràng

3.1. Điều trị nội khoa

Bệnh nhân thường được chỉ định điều trị bằng thuốc chuyên dụng. Đây là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc kiểm soát triệu chứng. Các loại thuốc có thể được kê đơn như: Thuốc kháng sinh (được dùng trong trường hợp viêm đại tràng do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không tự ý dùng kháng sinh vì có thể làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột và khiến bệnh nặng hơn. Bên cạnh đó có thuốc chống viêm – nhóm thuốc đặc biệt quan trọng trong điều trị viêm loét đại tràng. Các loại thuốc chống viêm thường được sử dụng bao gồm Mesalazine (5-ASA) giúp giảm viêm, phòng tái phát. Cùng với đó là corticoid dùng trong đợt cấp, thời gian ngắn.

Ngoài ra còn có thuốc điều hòa nhu động ruột, thuốc chống tiêu chảy, thuốc nhuận tràng nếu có táo bón, thuốc chống co thắt cơ trơn ruột. Thuốc hỗ trợ tiêu hóa như men vi sinh (Probiotic) cũng rất cần thiết nhằm giúp cân bằng hệ vi khuẩn ruột. Và thường không thể thiếu men tiêu hóa để giúp thức ăn tiêu hóa dễ hơn. Cuối cùng, thuốc ức chế miễn dịch có thể cần đến nếu bệnh nặng, được dùng khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị thông thường.

Nội soi đại tràng giúp phát hiện chính xác tình trạng viêm

Nội soi đại tràng giúp phát hiện chính xác tình trạng viêm

3.2. Hỗ trợ điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn đóng vai trò then chốt trong điều trị và phòng ngừa tái phát viêm đại tràng. Người bệnh cần áp dụng nguyên tắc ăn uống phù hợp:
Ăn chín, mềm, dễ tiêu, tránh đồ ăn sống hoặc nhiều dầu mỡ

Hạn chế sữa, đồ uống có gas, cà phê, rượu bia

Tránh thức ăn lên men (dưa cà, mắm, chua cay) nếu đang đau bụng, đi ngoài

Tăng cường chất xơ hòa tan (chuối, bí đỏ, khoai lang, yến mạch…)

Uống đủ nước mỗi ngày (1.5–2 lít)

Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhai kỹ

Lưu ý một số thực phẩm tốt cho đại tràng như sữa chua (chứa probiotic tự nhiên), nghệ (giúp chống viêm niêm mạc ruột). Hay trà gừng, trà hoa cúc (giảm co thắt ruột).

3.3. Liệu pháp tâm lý

Viêm đại tràng, đặc biệt là thể mạn tính, thường đi kèm với rối loạn lo âu, căng thẳng. Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến nhu động ruột và có thể làm bệnh tái phát thường xuyên. Vì vậy, người bệnh cần chú ý giảm stress, cân bằng tâm trạng. Một số cách hiệu quả có thể áp dụng như: Tập yoga, thiền, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, tâm sự với người thân, tránh áp lực công việc kéo dài…

3.4. Phẫu thuật (chỉ trong một số trường hợp nặng)

Điều trị ngoại khoa có thể được cân nhắc khi: Bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa. Hoặc xuất hiện biến chứng: loét sâu, thủng ruột, chảy máu nặng, nghi ngờ ung thư đại tràng. Các kỹ thuật thường áp dụng: cắt đoạn đại tràng, nối ruột, phẫu thuật nội soi…

Viêm đại tràng dễ biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm đại tràng dễ biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

4. Sai lầm cần tránh khi điều trị viêm đại tràng và giải pháp phòng bệnh

Có một số sai lầm phổ biến cần tránh khi điều trị viêm đại tràng như: Tự ý ngừng thuốc khi hết triệu chứng, lạm dụng kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy mà không xác định nguyên nhân. Ăn uống tùy tiện, không theo dõi phản ứng của cơ thể với từng loại thực phẩm. Dùng thuốc Đông – Tây y cùng lúc mà không có hướng dẫn chuyên môn. Chủ quan khi bệnh nhẹ, không đi khám khiến bệnh trở thành mạn tính.

Về khâu phòng ngừa, cần nắm rõ viêm đại tràng là bệnh có xu hướng tái đi tái lại. Do đó việc phòng ngừa tái phát là vô cùng quan trọng. Người bệnh cần tuân thủ điều trị đúng phác đồ của bác sĩ. duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp. Rèn luyện thể lực, tăng sức đề kháng, tránh thức khuya, tránh để stress kéo dài. Đặc biệt, thăm khám và nội soi định kỳ nếu có viêm loét lâu ngày để phòng ung thư hóa.

Điều trị viêm đại tràng là một quá trình dài hơi, đòi hỏi kiên trì, hiểu biết và sự phối hợp giữa người bệnh với bác sĩ. Không có một phương pháp nào là “thần dược” có thể chữa khỏi ngay lập tức, mà cần kết hợp nhiều yếu tố từ dùng thuốc, dinh dưỡng, tâm lý đến lối sống.

Nếu bạn đang có các triệu chứng của viêm đại tràng như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân bất thường, hãy chủ động đi khám để chẩn đoán sớm. Việc điều trị đúng ngay từ đầu sẽ giúp ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Liên hệ ngay: 0936388288 để được tư vấn chi tiết!

Slider – Banner Nội soi Tiêu hóa
Bài viết liên quan
Điều trị viêm đại tràng mạn tính tránh nguy cơ biến chứng 

Điều trị viêm đại tràng mạn tính tránh nguy cơ biến chứng 

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh lý kéo dài và gây ảnh hưởng âm thầm theo thời gian. Bệnh giống như một “quả bom nổ chậm” có thể gây họa bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, điều trị viêm đại tràng mạn tính cần thực hiện đúng cách để tránh được những nguy […]
1900558892
zaloChat