Cấp cứu:0901793122
English
Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Thucuc | Hệ thống y tế TCI Hospital
Chăm sóc sức khoẻ trọn đời cho bạn
Tổng đài1900558892
Vì sao bị cường giáp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cảnh báo biến chứng

Vì sao bị cường giáp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cảnh báo biến chứng

Chia sẻ:

Cường tuyến giáp là một rối loạn nội tiết có thể ảnh hưởng sâu rộng tới sức khỏe tổng thể. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, cơ thể rơi vào trạng thái trao đổi chất cao liên tục, kéo theo hàng loạt triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ vì sao bị cường giáp, cách nhận biết sớm và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

1. Cường tuyến giáp là gì?

Cường tuyến giáp, còn gọi là cường giáp, xảy ra khi tuyến giáp sản xuất hormone giáp nhiều hơn mức cơ thể cần. Tuyến giáp là tuyến nội tiết hình bướm nằm phía trước cổ, tiết ra hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) – hai hormone quan trọng giúp điều hòa chuyển hóa, phát triển và điều phối hoạt động của nhiều cơ quan.

Khi hormone tuyến giáp dư thừa, tốc độ trao đổi chất trong cơ thể bị đẩy nhanh, dẫn đến các rối loạn toàn thân như tăng nhịp tim, sụt cân nhanh, lo lắng, rối loạn tiêu hóa và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Nếu không điều trị kịp thời, cường giáp có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch, suy dinh dưỡng, loãng xương, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng.

Vì sao bị cường giáp

Cường tuyến giáp, còn gọi là cường giáp, xảy ra khi tuyến giáp sản xuất hormone giáp nhiều hơn mức cơ thể cần

2. Triệu chứng cảnh báo cường giáp

Các biểu hiện của cường tuyến giáp thường xuất hiện từ từ nhưng có thể diễn tiến nhanh chóng nếu không được kiểm soát. Dưới đây là những triệu chứng điển hình cần lưu ý:

Người bệnh thường cảm thấy sợ nóng, cơ thể đổ mồ hôi nhiều, da nóng và ẩm. Một số trường hợp xuất hiện sốt nhẹ, thân nhiệt duy trì trong khoảng 37,5–38 độ C. Rối loạn tim mạch thường gặp như tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp, khó thở ngay cả khi hoạt động nhẹ.

Về mặt tâm lý, người bệnh có xu hướng lo âu, dễ kích động, khó ngủ và đôi khi xuất hiện các rối loạn cảm xúc nghiêm trọng như lú lẫn hoặc hoang tưởng. Run tay, đặc biệt ở đầu ngón tay, thường là dấu hiệu rõ ràng. Cùng với đó là tình trạng yếu cơ ở tay và chân khiến vận động trở nên khó khăn.

Rối loạn tiêu hóa có thể biểu hiện qua tiêu chảy kéo dài, đi ngoài nhiều lần trong ngày mà không kèm đau bụng. Dù ăn uống bình thường hoặc ăn nhiều hơn, người bệnh vẫn bị sụt cân rõ rệt. Phụ nữ có thể rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh. Tóc trở nên khô, mảnh và dễ gãy, trong khi da mỏng và nhạy cảm. Một số trường hợp ghi nhận hiện tượng lồi mắt, nóng rát, chảy nước mắt hoặc nhìn mờ.

Phụ nữ có thể rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh

Phụ nữ có thể rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh

3. Vì sao bị cường giáp: Những nguyên nhân phổ biến

Việc xác định nguyên nhân giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Vậy vì sao bị cường giáp?

3.1. Vì sao bị cường giáp: Bệnh Basedow (Graves)

Cường giáp do bệnh Basedow là dạng phổ biến nhất, xuất phát từ sự rối loạn hệ miễn dịch. Cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính tuyến giáp, kích thích tuyến này hoạt động quá mức và tiết hormone ồ ạt. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trẻ từ 20 đến 50 tuổi và có yếu tố gia đình rõ rệt.

3.2. Vì sao bị cường giáp: Tình trạng nhân tuyến giáp tăng hoạt

Ở một số người, các nhân giáp (cục nhỏ trong tuyến giáp) trở nên hoạt động độc lập, không chịu sự điều chỉnh của cơ thể. Những nhân này tự tiết hormon giáp liên tục, gây cường giáp. Tình trạng này phổ biến hơn ở người cao tuổi.

3.3. Viêm tuyến giáp

Các thể viêm tuyến giáp như viêm tuyến giáp bán cấp, viêm tuyến giáp sau sinh hoặc viêm tuyến giáp âm thầm có thể gây phá hủy các nang giáp, làm rò rỉ hormone vào máu. Giai đoạn đầu có biểu hiện giống cường giáp, nhưng nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy giáp.

3.4. Tiêu thụ quá nhiều iot

Iod là nguyên liệu tổng hợp hormone tuyến giáp. Việc sử dụng iot với liều cao trong thời gian dài – từ rong biển, thuốc tim như amiodarone hoặc thực phẩm chức năng – có thể gây rối loạn sản xuất hormone, dẫn tới cường giáp, đặc biệt ở người có sẵn bệnh lý tuyến giáp.

3.5. Dùng quá liều hormon tuyến giáp

Một số bệnh nhân đang điều trị suy giáp nhưng dùng thuốc hormone liều cao hơn cần thiết, hoặc tự ý dùng thuốc không kê đơn, có thể dẫn đến dư thừa hormone và gây cường giáp giả.

4. Những ai dễ bị cường giáp: Nhóm đối tượng có nguy cơ cao

Cường giáp có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng những người dưới đây có nguy cơ cao hơn:

Phụ nữ, đặc biệt sau sinh hoặc trong độ tuổi sinh sản, thường có tỷ lệ mắc cao gấp nhiều lần nam giới. Những người có người thân mắc bệnh tuyến giáp, bệnh tự miễn như tiểu đường type 1, thiếu máu ác tính hay suy thượng thận cũng dễ mắc cường giáp hơn bình thường.

Người lớn tuổi, đặc biệt trên 60 tuổi, nếu từng có phẫu thuật tuyến giáp hoặc dùng thuốc chứa iod, cũng là đối tượng dễ bị cường giáp. Ngoài ra, việc tiêu thụ nhiều iod trong chế độ ăn uống hoặc qua thuốc bổ sung không được kiểm soát cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

5. Bệnh cường giáp có nguy hiểm không, có biến chứng gì không?

Câu trả lời là có. cường tuyến giáp không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

5.1. Biến chứng về mắt

Bệnh nhân có thể bị mờ mắt, đau, đỏ, chói mắt hoặc thậm chí mất thị lực nếu không kiểm soát tốt tình trạng lồi mắt do bệnh Graves.

5.2. Rối loạn nhịp tim

Nhịp tim nhanh kéo dài có thể dẫn đến hình thành cục máu đông, suy tim, và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Những người lớn tuổi mắc cường giáp thường gặp biến chứng tim mạch nặng nề hơn.

5.3. Cơn bão giáp – tình trạng cấp cứu y tế

Đây là biến chứng hiếm nhưng cực kỳ nguy hiểm, xảy ra khi hormone tuyến giáp tăng vọt đột ngột. Người bệnh có thể sốt cao, tim đập nhanh, huyết áp không ổn định và rơi vào suy đa cơ quan. Nếu không được cấp cứu kịp thời, cơn bão giáp có thể gây tử vong.

Đây là biến chứng hiếm nhưng cực kỳ nguy hiểm, xảy ra khi hormone tuyến giáp tăng vọt đột ngột

Đây là biến chứng hiếm nhưng cực kỳ nguy hiểm, xảy ra khi hormone tuyến giáp tăng vọt đột ngột

5.4. Ảnh hưởng đến thai kỳ

Phụ nữ mang thai bị cường giáp có nguy cơ sảy thai, sinh non, hoặc sinh con nhẹ cân. Bản thân người mẹ cũng có nguy cơ cao bị tiền sản giật – một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

5.5. Loãng xương và suy giảm sức khỏe lâu dài

Cường giáp khiến xương mất khoáng nhanh chóng, làm tăng nguy cơ gãy xương và đau nhức mạn tính. Nếu bệnh kéo dài mà không kiểm soát tốt, người bệnh có thể bị suy giảm thể lực, sa sút trí nhớ và ảnh hưởng đến khả năng lao động, sinh hoạt.

Hiểu rõ vì sao bị cường giáp là bước quan trọng để phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Đây là bệnh lý nội tiết có thể kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm và tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ hoặc đang gặp phải những triệu chứng nghi ngờ, đừng ngần ngại thăm khám chuyên khoa nội tiết để được kiểm tra chức năng tuyến giáp, đo nồng độ hormone và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Chủ động khám định kỳ và tuân thủ điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh cường giáp, duy trì chất lượng cuộc sống và tránh xa những biến chứng đáng tiếc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Liên hệ ngay: 0936388288 để được tư vấn chi tiết!

Banner Đốt tuyến giáp
Banner Hút u vú
Bài viết liên quan
Tìm hiểu tuyến giáp và tuyến cận giáp

Tìm hiểu tuyến giáp và tuyến cận giáp

Tuyến giáp và tuyến cận giáp là hai cơ quan quan trọng thuộc hệ thống tuyến giáp, đóng vai trò cân bằng nội tiết của cơ thể. Hai tuyến nội tiết này còn đảm bảo sự phát triển, duy trì hoạt động bình thường của nhiều cơ quan khác nhau. Hãy cùng khám phá chi […]
1900558892
zaloChat