Tìm hiểu các triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính là gì
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một rối loạn hô hấp mạn tính thường tiến triển âm thầm và dễ bị bỏ qua ở giai đoạn đầu. Để kiểm soát bệnh hiệu quả và tránh những biến chứng nguy hiểm, việc phát hiện sớm đóng vai trò then chốt. Vậy triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính là gì, làm sao để phân biệt với các bệnh hô hấp thông thường? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện rõ các dấu hiệu đặc trưng của COPD – từ giai đoạn nhẹ đến khi bệnh trở nặng.
1. Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì và cách thức chẩn đoán bệnh
1.1. Triệu chứng thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tiến triển âm thầm và thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác do triệu chứng ban đầu không rõ ràng. Chỉ đến khi các tổn thương ở phổi trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi người bệnh tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc, các dấu hiệu mới dần biểu hiện rõ rệt. Theo nghiên cứu, tổn thương trong COPD chủ yếu bắt đầu ở các tiểu phế quản có đường kính nhỏ hơn 2mm và nhu mô phổi, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí. Các biểu hiện gồm:
– Khó thở, đặc biệt khi hoạt động gắng sức (lúc leo cầu thang, mang vác vật nặng,…)
– Thở khò khè, nghe như có tiếng rít hoặc hú khi thở ra
– Tức ngực
– Ho kéo dài, thường kèm đờm, đặc biệt vào buổi sáng
– Nhiễm trùng hô hấp tái phát, như viêm phế quản hoặc viêm phổi
– Mệt mỏi, giảm sức chịu đựng, khó duy trì các hoạt động hàng ngày
– Sụt cân
– Phù mắt cá chân, bàn chân hoặc chân, cảnh báo biến chứng tim phổi mạn
– Sốt nhẹ, cảm giác ớn lạnh, đôi khi xuất hiện trong các đợt cấp
Bên cạnh đó, người mắc COPD có thể trải qua các đợt cấp, tức là giai đoạn bệnh bùng phát khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn bình thường và kéo dài trong vài ngày. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh phải nhập viện điều trị tích cực với kháng sinh, corticoid hoặc hỗ trợ thở máy.

1.2. Cách thức để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?
Việc chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường được đặt ra ở những người từ độ tuổi trung niên trở lên, đặc biệt là những người có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hoặc sống – làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm không khí kéo dài. Một dấu hiệu đặc trưng để xác nhận bệnh là tình trạng rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục, tức là đường thở bị thu hẹp kéo dài và không cải thiện nhiều sau khi dùng thuốc giãn phế quản.
Xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán COPD: Hô hấp ký
Hô hấp ký (spirometry) là phương pháp đo chức năng hô hấp cơ bản và quan trọng nhất để đánh giá tình trạng thông khí của phổi. Thông qua việc xét nghiệm này để có thể xác định được:
– Lượng khí thở của người bệnh
– Tốc độ lưu thông khí trong phế quản
– Mức độ tắc nghẽn và suy giảm chức năng phổi
Đây là xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn, không gây đau và có thể thực hiện nhiều lần để theo dõi tiến triển của bệnh hoặc đánh giá hiệu quả điều trị. Các mục đích chính của đo hô hấp ký trong chẩn đoán COPD:
– Xác định chẩn đoán COPD, đồng thời phân biệt với các bệnh lý hô hấp khác như hen phế quản;
– Phát hiện sớm mức độ tắc nghẽn ở phế quản
– Theo dõi diễn tiến của bệnh qua thời gian
– Định hướng điều trị và lựa chọn phương pháp phù hợp theo từng giai đoạn
Ngoài đo hô hấp ký cơ bản, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm nâng cao để đánh giá toàn diện chức năng phổi như:
– Đo dung tích toàn phổi (TLC)
– Thể tích khí cặn (RV)

3. Cách phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?
Hiện nay, COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) vẫn chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu người bệnh tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của bác sĩ, bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát, giúp giảm thiểu tần suất các đợt cấp và hạn chế nguy cơ phải nhập viện. Một số lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị COPD:
– Ngưng hút thuốc và tránh tiếp xúc khói bụi: Đây là yếu tố then chốt giúp làm chậm tiến triển bệnh.
– Tuân thủ dùng thuốc: Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng cách và đúng thời điểm theo chỉ định bác sĩ.
– Tiêm phòng đầy đủ: Bao gồm vắc xin cúm mùa và phế cầu để giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp.
– Tự theo dõi sức khỏe: Nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo cần điều chỉnh điều trị hoặc tái khám ngay.
Các phương pháp điều trị gồm:
– Thuốc giãn phế quản và corticoid: Giúp giảm co thắt đường thở, hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Trong đó, thuốc dạng hít hoặc khí dung thường được ưu tiên vì cho hiệu quả tại chỗ và ít tác dụng phụ toàn thân hơn so với đường uống hoặc tiêm.
– Lý liệu pháp hô hấp: Hỗ trợ loại bỏ đờm nhớt và cải thiện thông khí phổi, đặc biệt trong các đợt cấp.
– Oxy liệu pháp: Áp dụng cho người bệnh giai đoạn nặng có biểu hiện thiếu oxy máu, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
– Thở máy không xâm nhập (NIV): Được chỉ định trong những trường hợp suy hô hấp mạn nặng, giúp giảm áp lực lên cơ hô hấp.
– Can thiệp ngoại khoa và thủ thuật: Đặt van một chiều nội phế quản hoặc phẫu thuật giảm thể tích phổi có thể áp dụng ở những trường hợp có vùng phổi giãn phế nang khu trú rõ rệt.
– Liệu pháp tế bào gốc: Hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên có tiềm năng hỗ trợ điều trị COPD trong tương lai.

Nhìn chung, giải đáp cho vấn đề triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính là gì thì nó có thể được tóm tắt là căn bệnh có thể khởi phát âm thầm như ho kéo dài, khò khè, khó thở khi gắng sức và dần tiến triển nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ những biểu hiện điển hình sẽ giúp người bệnh chủ động thăm khám sớm, từ đó hạn chế nguy cơ bệnh trở nặng và nâng cao chất lượng cuộc sống.