Sinh thường sau bao lâu thì có kinh nguyệt?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Sinh thường sau bao lâu thì có kinh nguyệt là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Bởi điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vợ chồng và vấn đề kế hoạch hóa gia đình.
Sinh thường sau bao lâu thì có kinh nguyệt?

Đối với những người không cho con bú, có khoảng 40% xuất hiện kinh nguyệt vào tuần thứ 6 sau sinh, hầu hết phụ nữ có kinh trở lại từ sau sinh khoảng 24 tuần.

So với những người không cho con bú, những chị em cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn, bởi chất prolactin có trong sữa mẹ có thể làm chậm chu kỳ kinh. Bên cạnh đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường và chỉ có khoảng 15% phụ nữ có kinh trở lại sau 6 tuần.

sinh-thuong-sau-bao-lau-thi-co-kinh-nguyet-1

Sau sinh, mẹ bầu thường có kinh sau khoảng 24 tuần

Đã có không ít các chị em lầm tưởng rằng máu ra sau khi sinh là máu kinh, tuy nhiên đây chỉ là lượng màu còn lưu lại trong tử cung và thoát ra ngoài, thời gian ra máu phụ thuộc vào cơ thể của mỗi người. Thời gian ra máu có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng nên bạn hãy dùng băng vệ sinh để đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ, hạn chế mắc phải các bệnh phụ khoa sau sinh.

Những vấn đề có thể xảy ra khi “đèn đỏ” trở lại

Sinh thường sau bao lâu thì có kinh nguyệt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và điều này khá thất thường. Với những người cho con bú họ cho rằng sau khi sinh tối thiểu 6 tháng kinh nguyệt sẽ trở lại, tuy nhiên có những người thời gian trở lại của kinh nguyệt có thể kéo dài hơn 1 năm. Còn với những người không cho con bú thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện sớm hơn nhưng vẫn có thể sẽ mất một vài tháng, điều này hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại cả.

sinh-thuong-sau-bao-lau-thi-co-kinh-nguyet-2

Mẹ bầu cho con bú sẽ có kinh chậm hơn những người không cho con bú

Sau sinh và khi cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ có một số thay đổi khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, có thể không đều hoặc không có kinh. Sự thay đổi nội tiết sẽ làm cho hoạt động của cả hệ thống hạ đồi, tuyến yên và buồng trứng bị thay đổi.

Khi kinh nguyệt trở lại, trong một vài chu kỳ đầu lượng máu kinh vẫn có thể không đều. Thậm chí những chu kỳ này khác hẳn với chu kỳ kinh trước khi mang thai. Sau đó, các chu kỳ kinh vẫn có thể không ổn định và thay đổi vĩnh viễn.

Sau khi sinh, tỷ lệ chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hay thất thường rất thấp và khó có thể biết chắc chắn được mình rơi vào nhóm nào bởi sau khi sinh con cơ thể mỗi người khác nhau.

Có không ít chị em cho rằng, khi chu kỳ kinh nguyệt chưa quay lại ổn định họ sẽ không thể có thai. Điều này hoàn toàn sai lầm, bởi dù kinh nguyệt không đều thì trứng vẫn rụng bình thường và vẫn có thể mang thai.

sinh-thuong-sau-bao-lau-thi-co-kinh-nguyet-3

Nếu sau sinh mẹ bầu gặp những bất thường về cơ thể hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám

Vậy nên thay vì lo lắng không biết sinh thường sau bao lâu thì có kinh nguyệt, trong thời gian này chị em hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn những biện pháp tránh thai an toàn để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Bài viết trên đây, chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc sinh thường sau bao lâu thì có kinh nguyệt. Hy vọng với tất cả những thông tin đã chia sẻ có thể trang bị thêm cho chị em những kiến thức hữu ích. Nếu vẫn còn những câu hỏi cần được tư vấn hãy liên hệ với Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc qua tổng đài  1900 55 88 92 để được hỗ trợ trực tiếp.

Tin liên quan

  • Sinh thường nằm viện mấy ngày
  • Sinh thường có được ăn thịt gà không
  • Khắc phục tình trạng sinh thường 3 ngày sữa chưa về

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital