Sa ruột sau sinh là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh. Tuy nhiên các dấu hiệu của bệnh lại khó nhận biết vì rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh phụ khoa khác nên thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã nặng, khiến việc điều trị khó khăn. Vậy dấu hiệu đặc trưng của chứng sa ruột sau sinh là gì và đâu là cách phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay?
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân sa ruột sau sinh
Sa ruột sau sinh thường được biến đến với tên gọi sa tử cung sau sinh, đây là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Nguyên nhân thường do:
- Sinh em bé khó: em bé quá to hoặc ngôi thai không thuận
- Do sinh đẻ nhiều lần bằng đường âm đạo
- Sản phụ không được nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách sau sinh
- Do sản phụ làm việc nặng quá, làm việc quá sức trong 3 tháng đầu sau sinh
- Do sau sinh các sản phụ không vệ sinh vùng kín đúng cách
- Do chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dinh dưỡng dẫn đến tình trạng táo bón trong thời gian dài sau sinh
Triệu chứng điển hình khi bị sa ruột sau sinh
Sau sinh nếu bị sa ruột, chị em sẽ cảm thấy đau tức vùng bụng dưới, đau khi tiểu tiện, đau khi lao động hoặc làm việc nặng quá sức, hoặc bị đái són khi cười to hoặc hắt hơi. Ngoài những biểu hiện đó ra thì với 3 mức độ sa ruột sau sinh , tùy vào mỗi cấp độ cũng sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau
Sa tử cung cấp độ 1: cảm giác nặng bụng, tử cung sa xuống nhưng cổ tử cung lúc này vẫn còn nằm bên trong âm đạo nên cảm giác hơi khó chịu
Sa tử cung cấp độ 2: cổ và một phần tử cung lồi ra bên ngoài âm đạo, thân tử cung nằm trong âm đạo
Sa tử cung cấp độ 3: lúc này toàn bộ tử cung sẽ bị lồi ra phía bên ngoài của âm đạo và có thể sẽ bị viêm nhiễm hoặc loét.
Phòng ngừa chứng sa ruột sau sinh hiệu quả
Theo bác sĩ Lương Thị Thanh Bình-Phó khoa Phụ sản-Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc sa ruột sau sinh có thể được đầy lùi với những cách đơn giản sau:
- Chế độ ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng, đảm bảo ăn đa dạng các loại rau, trái cây tác dụng nhuận tràng để tránh bị táo bón
- Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước/ngày
- Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, giảm cân an toàn nếu bị thừa cân, béo phì
- Sau sinh chị em không nên làm việc nặng sớm, đặc biệt trong 3 tháng đầu, chỉ nên làm các công việc nhẹ nhàng
- Hạn chế đi lại nhiều, lên xuống cầu thang, hay ngồi xổm sau khi sinh
- Khi ngủ nên kê cao mông
- Tập thể dục nhẹ nhàng, tránh tập các môn thể thao quá sức, có thể thực hiện các bài tập Kegel mỗi ngày để làm tăng độ dẻo dai cho các cơ.
- Bên cạnh đó phụ nữ sau sinh cũng cần phải chú ý đến đời sống vợ chồng, đi khám định kì phụ khoa 6 tháng một lần để phòng tránh các bệnh một cách tốt nhất.
Hi vọng những thông tin tham khảo trên đã giúp các bạn hiểu hơn về chứng sa ruột sau sinh và biết cách phòng tránh căn bệnh này hiệu quả. Để biết thêm thông tin hoặc cần giải đáp về chứng sa ruột cũng như đặt lịch khám các bệnh đường tiêu hóa, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn chi tiết.