Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa, gây ra những triệu chứng về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đau bụng…
- Kiết lỵ là gì?
- Kiết lỵ kiêng ăn gì?
- Đau bung kiet uong thuoc gi?
Tuy đây không phải là một căn bệnh gây nguy hiểm nhiều nhưng trong một số trường hợp, đặc biệt đối với trẻ em thì nó lại gây ảnh hưởng khá lớn, đôi khi đến tính mạng. Dù vậy thì khi bị rối loạn tiêu hóa, dù ở mức độ mãn tính hay không đều khiến cho người bệnh gặp những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng, và đây là một hội chứng thông thường mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải.
Menu xem nhanh:
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa được chia làm 2 loại khác nhau với nhiều mức độ, biểu hiện. Đối với rối loạn tiêu hóa không phải bệnh lý, chẳng hạn như trường hợp trẻ em có chế độ ăn uống không hợp lý làm cho hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường, biểu hiện đó là phân nát, có bọt, có mùi tanh…
Hay như trường hợp bệnh nhân không tuần thủ đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc, uống thuốc không theo liều lượng chỉ đinh gây ra mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật của đường ruột và có biểu hiện như: đi đại tiện thấy phân lúc lỏng, lúc đặc, có mùi tanh, hôi; phân bị thay đổi cả về số lượng lẫn mũi, màu sắc hay tính chất; xuất hiện những cơn đau bụng không thường xuyên…
Hoặc một số người tự động mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh dẫn đến tình trạng loạn khuẩn và khi xét nghiệm phân bác sỹ sẽ đưa cho bạn phương pháp điều trị giúp điều chỉnh lại sự loạn khuẩn.
Triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa
- Ăn không tiêu
- Đầy hơi, chướng bụng
- Buồn nôn và nôn
- Đi lỏng hoặc táo bón
- Đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn
Và những triệu chứng này tùy từng loại bệnh sẽ xuât hiện khác nhau và đôi khi chỉ xuất hiện một vài triệu chứng trên cũng được gọi là rối loạn tiêu hóa. Ví dụ như đối với hội chứng dạ dày, tá tràng sẽ đau khi đói hoặc sau ăn, hoặc đau theo chu kì kèm theo đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn. Còn đối với viêm ruột thừa cấp tính thường có đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, hay gặp nhất là đau ở vùng hố chậu kèm theo buồn nôn, đại tiện.
Chế độ ăn khi bị rối loạn tiêu hóa
Vậy đối với bệnh lý rối loạn tiêu hóa cần có cách xử trí, điều trị như thế nào để có thể chấm dứt tình trạng bệnh? Người bệnh nên thay đổi chế độ ăn của mình để cải thiện tình trạng bệnh mắc phải:
– Tránh các thức ăn gây đầy hơi như hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế…
– Không uống nhiều cà phê, sữa
– Tránh các thức ăn, nước uống chứa nhiều sorbitol, kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose ( như mật ong hay một số trái cây)
– Ăn nhiều rau, uống nhiều nước, nhất là đối với bệnh nhân có khuynh hướng táo bón
– Tập thể dục đều đặn giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn
Bên cạnh đó, người bệnh nên áp dụng phương pháp điều trị thuốc theo sự hướng dẫn cụ thể của bác sỹ, tuy nhiên trong rối loạn tiêu hóa, thuốc chỉ đóng vai trò phụ trong điều trị và chỉ nên dùng khi thật cần và càng dùng ít càng tốt.
Các loại thuốc tiêu biểu như dicyclomin HCL, hyoscyamin sulfat (Levsin) có thể thuyên giảm chứng đau bụng kèm theo tiêu chảy. Vì bệnh có khuynh hướng thay đổi theo chu kỳ từ tiêu chảy đến táo bón, nên bệnh nhân thường uống thuốc cầm loperamide (Imodium) hoặc diphenoxylate (Iomotil) khi bị tiêu chảy và uống thuốc nhuận tràng khi bị táo bón. Một số bệnh nhân rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi uống amitriptylin (Elavil), một loại thuốc chữa trầm cảm.