Rối loạn tiền đình là một hội chứng thường gặp phải ở người cao tuổi và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, căn bệnh này ngày càng phổ biến và tăng mức độ nghiêm trọng ở những người trẻ tuổi. Vậy rối loạn tiền đình là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm và cách phòng tránh căn bệnh này trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Rối loạn tiền đình là gì?
Hệ thống tiền đình là hệ thống nằm ở phía sau ốc tai. Vai trò của nó là nhằm duy trì sự thăng bằng của cơ thể và phối hợp các cử động giữa mắt, đầu và thân mình.
Đường dẫn truyền thông tin của hệ thống tiền đình là qua dây thần kinh thính giác. Vì vậy, rối loạn tiền đình là tình trạng dây thần kinh thính giác bị tổn thương do nhiều nguyên nhân dẫn đến thông tin dẫn truyền đến hệ thống tiền đình bị sai lệch. Do thông tin dẫn truyền bị ảnh hưởng, cơ thể mất khả năng giữ thăng bằng, bệnh nhân cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn…
Ngoài ra, tình trạng thiếu máu não cũng khiến hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin chậm hơn bình thường, gây nên bệnh rối loạn tiền đình.
2. Nguyên nhân của bệnh rối loạn tiền đình là gì?
– Viêm dây thần kinh thính giác
– U dây thần kinh thính giác
– Dị vật ở ống tai ngoài
– Đau nửa đầu
– Viêm tai giữa do virus hoặc vi khuẩn
– Chấn thương sọ não
– Nhiễm trùng não
– Xuất huyết não
– U não
– Tắc động mạch tiền đình
– Co thắt động mạch ở cột sống
Ngoài ra, bệnh cũng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền hoặc môi trường sống.
3. Phân loại rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình bao gồm 2 dạng: rối loạn tiền đình trung ương và ngoại biên.
3.1. Rối loạn tiền đình là gì với rối loạn tiền đình ngoại biên
Rối loạn tiền đình ngoại biên chiếm tới 90 – 95% ca rối loạn tiền đình.
Triệu chứng của bệnh đặc trưng là các cơn chóng mặt, nhẹ hoặc nặng. Chóng mặt có thể gặp thoáng qua, thường xuất hiện khi ngồi dậy hay lắc đầu. Bệnh nhân cũng có thể xuất hình tình trạng chóng mặt nghiêm trọng và kéo dài. Cơn chóng mặt khiến bệnh nhân không đi lại bình thường được và gặp khó khăn trong việc thay đổi tư thế. Đặc biệt, chóng mặt kèm theo nôn mửa nhiều, kéo dài, giảm thính lực, khó tập trung, nặng đầu…
3.2. Rối loạn tiền đình là gì với rối loạn tiền đình trung ương
Rối loạn tiền đình trung ương thường xảy ra do nguyên nhân tổn thương nhân tiền đình hay thiểu năng tuần hoàn não do xơ vữa thành mạch.
Rối loạn tiền đình trung ương có các triệu chứng gần giống với chứng thiểu năng tuần hoàn não. Các triệu chứng ban đầu của bệnh thường nhẹ như mất ngủ, mệt mỏi. Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân khó đi lại, đứng không vững, chóng mặt khi thay đổi tư thế, đặc biệt là khi ngồi dậy và vào buổi sáng sớm.
4. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh
– Tuổi tác
Nghiên cứu cho thấy có hơn 1/3 người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên bị rối loạn tiền đình. Ngoài ra, rối loạn tiền đình chiếm đến hơn 50% những trường hợp trên 65 tuổi gặp phải các cơn chóng mặt. Đặc biệt, trong những năm gần đâu, hơn 50% số ca tử vong do tai nạn ở người cao tuổi là do các vấn đề về chóng mặt và khó giữ thăng bằng. Đây chính là những triệu chứng đặc trưng của bệnh rối loạn tiền đình.
– Do môi trường sống và làm việc
Ô nhiễm tiếng ồn kéo dài ở môi trường sống và làm việc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thính giác – tiền đình ở tai. Ngoài ra, những người làm các công việc văn phòng, phải ngồi nhiều như dân công sở, học sinh, sinh viên cũng dễ bị rối loạn tiền đình. Nguyên nhân là do việc ngồi nhiều, ít vận động gây ảnh hưởng đến cột sống và các động mạch ở cột sống, từ đó ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình.
– Stress
Stress trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Những người có mức độ stress cao thường gặp các vấn đề về cao huyết áp, tiểu đường hay đau nửa đầu… Những yếu tố này đều có thể là nguyên nhân hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng bệnh.
6. Cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Dựa trên tiền sử bệnh, các kết quả lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
– Liệu pháp giúp phục hồi chức năng tiền đình
Liệu pháp này bao gồm các bài tập phối hợp mắt, đầu và thân mình. Mục đích của những bài tập này là nhằm rèn luyện khả năng nhận biết, xử lý và phối hợp các vận động trên cơ thể của hệ thống tiền đình và não bộ.
– Thuốc
Điều trị nội khoa bằng thuốc là phương pháp sử dụng ở giai đoạn cấp tính (5 ngày đầu tiên) hoặc có thể ở giai đoạn mạn tính.
– Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi các phương pháp khác không đem lại hiệu quả rõ rệt và những triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ngoài ra, việc điều chỉnh lối sống cũng như chế độ ăn cũng góp phần to lớn đến công tác điều trị bệnh. Trong đó quan trọng nhất là tăng cường vận động và cải thiện chế độ ăn. Vận động điều độ và hợp lý không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của người bệnh. Nó còn giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể và rèn luyện khả năng phối hợp vận động của não. Bên cạnh đó, chế độ ăn hợp lý là “chìa khóa” để phòng tránh hầu hết các loại bệnh tật. Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, đặc biệt là tuần hoàn máu não và giúp giảm các cơn đau nửa đầu.
6. Phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình
Những thói quen sinh hoạt lành mạnh có thể giúp phòng tránh và làm giảm tình trạng rối loạn tiền đình, như:
– Tránh ngồi nhiều. Tăng cường vận động, ít nhất 1 lần sau mỗi giờ ngồi làm việc.
– Tập thể dục, thể thao, vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày.
– Thực hành các phương pháp giúp thư giãn, giảm stress như yoga, thiền định, chánh niệm…
– Hạn chế tiếng ồn chỗ làm và môi trường sống. Nếu không thể điều chỉnh được tiếng ồn do ngoại cảnh thì chúng ta có thể tham khảo các sản phẩm nút bịt tai giúp giảm tiếng ồn.
– Nghe nhạc với âm lượng nhỏ, không vượt quá 2/3 mức âm lượng cực đại.
– Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính hay đọc sách khi đang trên những phương tiện vận chuyển như xe máy, ô tô, xe bus, tàu hỏa…