Rò hậu môn phải làm sao là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh khó chịu này. Bệnh rò hậu môn xuất hiện khi bị nhiễm khuẩn mạn tính ở vùng ống hậu môn. Quá trình này kéo dài khiến dịch mủ bị tụ trong tuyến hậu môn tràn cả ra ngoài vùng da, tạo nên những đường rò và lỗ rò.
Menu xem nhanh:
1. Rò hậu môn nguy hiểm như thế nào?
Bệnh rò hậu môn gây nên nhiều đau đớn, khó chịu khiến bệnh nhân không thoải mái cả ngày lẫn đêm. Bệnh rò hậu môn cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý sớm:
– Gia tăng lỗ rò và đường rò
Rò hậu môn nếu không kịp thời điều trị thì sẽ dẫn đến toàn bộ lớp niêm mạc ở hậu môn đều bị vi khuẩn tấn công gây nên những đường rò mới. Bệnh nhân sẽ vô cùng đau đớn, ảnh hưởng đến việc đi đại tiện, đại tiện khó khăn, không dám đại tiện. Quá trình điều trị sau này cũng phức tạp hơn nhiều.
– Nhiễm trùng vùng hậu môn
Các dấu hiệu lở loét, dịch mủ càng gia tăng, vi khuẩn càng nhiều sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng nhiệm trùng. Người bệnh sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng, biến chứng chảy máu kéo dài có thể khiến tính mạng người bệnh bị đe dọa.
– Các cơ quan xung quanh hậu môn bị ảnh hưởng
Việc trì hoãn phẫu thuật đóng lỗ rò có thể khiến tình trạng diễn biến nặng, khiến các cơ quan khác chịu ảnh hưởng nặng nề. Lỗ rò có thể được hình thành ở trực tràng bàng quang, rò trực tràng niệu đạo… Khi đó, tình trạng bệnh rất phức tạp và điều trị cực kỳ khó khăn.
– Bệnh nhân tự ti, chất lượng cuộc sống sa sút
Tình trạng đau đớn, khó chịu liên miên sẽ khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, ủ rũ. Đứng đau, ngồi đau khiến bệnh nhân không thể sinh hoạt bình thường. Lâu dần bệnh nhân sẽ trở nên tự ti, chán nản, hạn chế tiếp xúc.
2. Giải đáp rò hậu môn phải làm sao?
Rò hậu môn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy việc can thiệp điều trị tại cơ sở y tế là vô cùng cần thiết. Phương pháp triệt để nhất để điều trị chính là phẫu thuật xử lý các lỗ rò, bịt đường rò tránh tái phát sau này.
2.1. Phẫu thuật xử lý lỗ rò để không phải lo lắng rò hậu môn phải làm sao?
Phẫu thuật điều trị rò hậu môn được thực hiện như sau:
– Bác sĩ tiếp cận tới khu vực bị rò, phá hủy đường rò từ bên trong hậu môn. Bệnh nhân được lấy sạch mủ, các tổ chức xơ, phá bỏ các ngóc ngách có nguy cơ bị rò, các khu vực bị hoại tử sẽ bị cắt bỏ, làm sạch các vùng viêm, các vùng bẩn và sau đó sẽ đóng lỗ rò bên trong.
– Tất cả các thao tác đều được thực hiện bằng công nghệ cao và thiết bị hiện đại, bệnh nhân được gây mê nên không có cảm giác khó chịu.
Người bệnh cần tìm đến địa chỉ uy tín để được phẫu thuật xử lý rò hậu môn hiệu quả và an toàn nhất. Phẫu thuật này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác. vì chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến tổn thương vùng niêm mạc và các cơ ở vùng hậu môn, khiến bệnh nhân có nguy cơ đi đại tiện không tự chủ.
2.2. Chăm sóc sau mổ nhanh phục hồi giảm bớt lo lắng rò hậu môn phải làm sao?
Chế độ hậu phẫu cũng vô cùng quan trọng sau khi điều trị rò hậu môn.
– Người bệnh cần tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ về chế độ sau mổ.
– Bệnh nhân cần nghỉ ngơi đầy đủ, không tham công tiếc việc, hạn chế vận động đi lại quá mạnh.
– Chế độ ăn uống được khuyến khích là bổ sung nhiều chất xơ, ăn đồ lỏng, dễ tiêu hóa, bổ sung nhiều nước. Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích.
– Nếu bệnh nhân gặp một số dấu hiệu bất thường như đau đớn ở vùng hậu môn, táo bón lâu ngày không khỏi, nhiễm trùng sau phẫu thuật thì cần liên hệ ngay bác sĩ để xử lý kịp thời.
3. Phòng ngừa tái phát bệnh rò hậu môn
Mỗi người bệnh nên tạo lập những thói quen tốt để phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh rò hậu môn, cụ thể:
– Đi vệ sinh theo giờ giấc cụ thể, tuyệt đối không nên nhịn đại tiện vì nhịn lâu dài có thể tạo nên hiện tượng táo bón.
– Bị táo bón không nên dùng quá sức để rặn mà nên thụt tháo bằng nước muối sinh lý.
– Chú ý vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh để hạn chế tình trạng vi khuẩn hình thành gây viêm nhiễm. Nên rửa bằng nước sạch và lau lại nhẹ nhàng bằng giấy.
– Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh: Ăn nhiều rau củ, hạn chế thịt và các loại thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán.
– Hạn chế mức thấp nhất việc dùng rượu bia, thuốc lá không tốt cho sức khỏe.
– Bổ sung thật nhiều nước vào cơ thể, ít nhất là 2 lít mỗi ngày, không đợi khát mới uống. Có thể dùng thêm nước ép rau củ quả sạch.
– Cần theo dõi hệ tiêu hóa định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần. Có dấu hiệu bất thường cần đến khám ngay.
– Nên vận động hằng ngày, tránh ngồi lâu 1 chỗ.
Những thông tin trên đã giải đáp câu hỏi bị rò hậu môn phải làm sao. Sau khi điều trị, người bệnh không nên chủ quan mà nên có lối sống lành mạnh để ngăn ngừa tái phát bệnh.