Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư thường được phát hiện sớm và có thể điều trị thành công. Hầu hết các trường hợp phát hiện sớm ung thư tuyến giáp là do người bệnh nhận thấy những cục u, bướu ở cổ và đi khám.
Menu xem nhanh:
1. Khái quát chung về bệnh ung thư tuyến giáp
Bệnh ung thư tuyến giáp thường dễ phát hiện trong những giai đoạn đầu và nên khám nếu có những bất thường ở cổ như: có khối u, nuốt nghẹn… Phát hiện sớm khối u tuyến giáp giúp người bệnh được ngăn chặn sớm những biểu hiện bệnh, điều trị và bảo vệ sức khỏe của mình khi còn nhiều khả năng.
Ung thư tuyến giáp hiện chiếm khoảng 1% trong tỷ lệ các bệnh ung thư và tỷ lệ sống của bệnh phụ thuộc rất lớn vào việc chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh, giai đoạn bệnh, mức độ ác tính từ tế bào nướu, sức khỏe và độ tuổi của người bệnh.
Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của y học hiện đại mà khả năng phát hiện bệnh qua siêu âm ngày càng dễ dàng hơn, nhiều trường hợp bệnh nhân có thể phát hiện bệnh khi khối u chỉ mới dưới 5mm.
Tỷ lệ điều trị thành công của ung thư tuyến giáp thể tế bào biệt hóa trong giai đoạn đầu thường cao nên việc phát hiện bệnh sớm chính là “chìa khóa” để người bệnh chữa khỏi ung thư, hạn chế di chứng và biến chứng trong điều trị bệnh.
2. Cách để phát hiện sớm bệnh ung thư ở tuyến giáp
2.1 Chẩn đoán sớm bệnh ung thư tuyến giáp qua những triệu chứng bệnh phổ biến
Bệnh ung thư tuyến giáp không có những triệu chứng tương đồng mà chuyên biệt đối với từng người. Bạn có thể gặp phải một trong số những dấu hiệu phổ biến sau đây:
– Xuất hiện khối u ở vùng cổ và phát triển lớn nhanh chóng
– Cổ bị sưng và đau
– Đau cổ và đôi khi lan sang cả tai
– Giọng nói thay đổi hoặc bị khàn tiếng, tiếng nói trầm hơn do khối u tác động đến dây thanh quản
– Khó nuốt hoặc khó thở
– Ho mạn tính mà không xuất phát từ việc ốm, cảm.
Những dấu hiệu và triệu chứng này thường dễ nhầm lẫn nên nhiều bệnh nhân chọn bỏ qua. Tuy nhiên những triệu chứng này có thể không phải do ung thư mà do nhiều bệnh lý khác, đó cũng có thể là một bệnh lý ung thư khác.
Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc ngày càng nghiêm trọng thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám bệnh và chữa bệnh kịp thời. Bạn cần tìm ra nguyên nhân và nếu là ung thư tuyến giáp thì cần can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.
2.1 Phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp bằng cách nào?
Ngoài ra, ung thư tuyến giáp cũng có thể được phát hiện do người bệnh kiểm tra tuyến giáp trong những lần khám thông thường. Các bác sĩ khuyên rằng, chúng ta nên kiểm tra cổ 2 lần mỗi năm để cảm nhận có bất kỳ sự thay đổi, tăng trưởng hay vón cục ở cổ.
Chúng ta cũng có thể phát hiện sớm ung thư tuyến giáp khi siêu âm vì những vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như hẹp động mạch cảnh (đi qua cổ để cung cấp máu lên não) hoặc do tuyến giáp mở rộng hay cường giáp.
2.2 Phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp với những đối tượng có nguy cơ cao
Các xét nghiệm máu hoặc siêu âm tuyến giáp thường có thể tìm thấy những thay đổi trong tuyến giáp, nhưng những thử nghiệm này không được khuyến cáo áp dụng để tầm soát ung thư tuyến giáp, trừ khi một người có nguy cơ cao mắc bệnh, chẳng hạn như có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến giáp.
Người có tiền sử gia đình ung thư tuyến giáp thể tuỷ (MTC) thường có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp loại này rất cao. Vì vậy, bác sĩ khuyên những người này nên kiểm tra di truyền khi còn trẻ để phát hiện xem có sự thay đổi gen liên quan đến MTC. Ngoài ra, xét nghiệm máu, siêu âm tuyến giáp cũng có thể thực hiện và giúp phát hiện ung thư tuyến giáp sớm.
3. Điều trị bệnh ung thư tuyến giáp như thế nào?
Nếu kết quả FNQ kết luận bạn đang nghi ngờ ung thư hay bị bệnh ung thư thì cần được lên kế hoạch để điều trị sớm, một vài trường hợp bạn có thể cần loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp.
Điều trị bệnh ung thư tuyến giáp thường được kết hợp đa mô thức để đạt hiệu quả cao nhất, hay chính là kết hợp nhiều phương thức điều trị để loại bỏ tế bào ung thư. Một số phương pháp được đánh giá cao trong điều trị ung thư tuyến giáp bao gồm:
– Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, có thể nạo vét hạch cổ hoặc không.
– Xạ trị với i-ốt phóng xạ: Đưa đồng vị phóng xạ i-ốt 131 để tiêu diệt tế bào ung thư còn lại.
– Điều trị nội tiết để kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư để ngăn ngừa tái phát hoặc làm chậm thời gian tái phát.
Tùy theo kích thước của khối u mà có thể lựa chọn hình thức điều trị phù hợp, đặc biệt phụ thuộc vào thể trạng và đáp ứng điều trị của người bệnh.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được điều trị nội tiết và theo dõi kĩ để giảm khả năng tái phát. Từ đó đảm bảo bệnh nhân có sức khỏe ổn định và chất lượng cuộc sống tốt.