Sỏi bàng quang chiếm đến ⅓ tổng số ca mắc sỏi tiết niệu. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu để lâu, không điều trị. Triệu chứng của sỏi bàng quang sẽ giúp bạn nhận biết sớm bệnh từ đó thăm khám kịp thời. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về triệu chứng sỏi bàng quang cũng như những cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Những triệu chứng của sỏi bàng quang thường gặp nhất
Thông thường khi sỏi nhỏ sẽ không gây ra bất cứ một triệu chứng nào. Khi người bệnh đã thấy những triệu chứng bất thường thì sỏi đã có kích thước lớn. Do đó, người bệnh cần chú ý đến những triệu chứng bất thường này và đi khám ngay khi nhận biết.
1.1. Tiểu rắt, tiết ít hoặc khó tiểu – Triệu chứng của sỏi bàng quang hay xảy ra nhất
Sỏi ở vị trí lỗ bàng quang gây ra tình trạng gây cản trở nước tiểu thoát từ bàng quang xuống. Do đó người bệnh đi tiểu ít, tiểu rắt và khó tiểu (buồn tiểu nhưng không tiểu được). Người bệnh muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít. Tình trạng này gây ra cảm giác khó chịu, không tập trung cho người bệnh.
1.2. Tiểu ngắt quãng – Triệu chứng của sỏi bàng quang điển hình
Biểu hiện rõ rệt nhất của sỏi bàng quang là hiện tượng tia nước tiểu bị tắc đột ngột. Nước tiểu không ra đồng thời người bệnh đau buốt ở bộ phận sinh dục. Triệu chứng tiểu ngắt quãng ở bệnh nhân bị sỏi bàng quang biểu hiện nghiêm trọng hơn khi người bệnh vận động nặng.
1.3. Đau bụng dưới – Triệu chứng của sỏi bàng quang kích thước lớn
Khi sỏi di chuyển trong bàng quang sẽ gây ra triệu chứng đau bụng dưới. Sỏi nhỏ cơn đau bụng sẽ âm ỉ, sỏi càng lớn sẽ gây ra triệu chứng đau dữ dội. Cơn đau bụng dưới còn có khả năng lan sang hai bên lưng, đau lan xuống bộ phận sinh dục.
1.3. Các triệu chứng nhiễm trùng do sỏi bàng quang gây ra
Khi sỏi bàng quang di chuyển, cọ sát làm rách/xước niêm mạc bàng quang gây ra nhiễm trùng bàng quang. Viêm nhiễm có thể lan lên trên gây viêm niệu quản và viêm thận. Tình trạng viêm nhiễm này dẫn đến biểu hiện: người bệnh đi tiểu có mùi hôi, nước tiểu có lẫn máu kèm theo biểu hiện sốt cao.
Khi có bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.
2. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi bàng quang
– Sỏi bàng quang có tỷ lệ mắc chủ yếu ở nam giới.
– Sỏi bàng quang có xu hướng thường xảy ra ở những người có độ tuổi trên 50.
– Nam giới bị u xơ tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt dẫn đến chèn ép bàng quang. Bàng quang bị chèn ép không thoát hết nước tiểu tạo điều kiện hình thành sỏi.
– Một số bệnh có thể là nguyên nhân dẫn đến sỏi bàng quang: di chứng đột quỵ, tổn thương tủy sống, liệt, tiểu đường…
3. Những cách điều trị bệnh sỏi bàng quang hiệu quả
3.1. Phương pháp điều trị sỏi bàng quang có kích thước nhỏ, độ rắn vừa phải
Điều trị sỏi bàng quang ngoài căn cứ vào tình trạng bệnh, còn căn cứ vào kích thước và độ rắn của viên sỏi.
Khi sỏi bàng quang kích thước nhỏ, thường dưới 7mm, có độ rắn vừa phải được chỉ định điều trị nội khoa. Bác sĩ sẽ kê cho người bệnh thuốc giúp bào mòn và tan sỏi. Bên cạnh đó không thể thiếu thuốc giãn cơ trơn giúp sỏi dễ dàng thoát ra ngoài. Ngoài ra còn có thêm các loại thuốc giúp giảm đau, chống viêm.
3.2. Phương pháp điều trị sỏi bàng quang kích thước lớn và đã có biến chứng
Sỏi bàng quang có kích thước lớn, bề mặt nhiều góc cạnh, là sỏi san hô cứng rắn. Đồng thời sỏi đã gây ra những biến chứng sẽ được bác sĩ chỉ định tán sỏi nội soi ngược dòng để loại bỏ sỏi. Trường hợp không thể áp dụng được tán sỏi công nghệ cao, mổ mở bỏ sỏi là cần thiết.
Tán sỏi nội soi ngược dòng theo đường tự nhiên là phương pháp bác sĩ sử dụng thiết bị nội soi đưa lên bàng quang theo đường tự nhiên qua niệu đạo. Năng lượng laser tiếp cận chính xác viên sỏi và tán vỡ thành nhiều mảnh sỏi nhỏ. Sau đó, bác sĩ tiến hành gắp các mảnh sỏi này ra ngoài cơ thể.
Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng điều trị sỏi bàng quang có nhiều ưu điểm:
– Loại bỏ được sỏi bàng quang kích thước lớn, độ rắn cao.
– Loại bỏ được nhiều viên sỏi cùng lúc.
– Tỷ lệ sạch sỏi rất cao.
– Tán sỏi theo đường tự nhiên nên không mổ, không có biến chứng như mổ mở.
– Bệnh nhân không đau do được gây tê trong lúc tán sỏi.
– Không có sẹo nên đảm bảo tính thẩm mỹ rất cao.
– Thời gian thực hiện tán sỏi thường diễn ra nhanh, chỉ khoảng 30 đến 50 phút. Sau tán sỏi người bệnh chỉ cần nằm viện theo dõi trong một ngày là được về nhà.
4. Những lưu ý cần thiết cho người mắc bệnh sỏi bàng quang
Ngoài việc chú ý đến triệu chứng của sỏi bàng quang để thăm khám và điều trị kịp thời. Người bệnh cần lưu ý rất lớn đến thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Bởi sỏi bàng quang nói riêng và sỏi đường tiết niệu nói chung hình thành liên quan chặt chẽ đến thói quen sinh hoạt và ăn uống.
– Uống đủ nước là việc quan trọng hàng đầu. Cơ thể đủ nước giúp hạn chế lắng cặn tạo sỏi ở hệ tiết niệu. Cơ thể đủ nước còn giúp đẩy sỏi mới hình thành ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
– Từ bỏ thói quen nhịn tiểu. Người Việt có thói quen xấu và gây hại là nhịn tiểu. Nhịn tiểu khiế
– Bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, nhiều cá và nêm nếm món ăn ít muối.
– Khi bổ sung các thực phẩm như canxi cần có hướng dẫn của bác sĩ.
– Hạn chế thực phẩm giàu oxalat như trà đặc, cải bó xôi…
– Bổ sung các loại nước ép cam, chanh, bưởi, cần tây… có thể ngăn chặn tạo sỏi
– Nên tránh thực phẩm chứa nhiều chất purin như cá khô, thịt khô, nội tạng động vật.
– Cũng cần chú trọng luyện tập thể dục thể thao, tránh ngồi một chỗ quá lâu.
– Tái khám định kỳ, phát hiện những bất thường trong bàng quang, tránh để sỏi tái phát sau khi điều trị.
5. Kết luận
Triệu chứng của sỏi bàng quang có thể gây nhầm lẫn với những bệnh khác. Do đó người dân cần đến bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng của mình. Nếu phát hiện sỏi bàng quang cần điều trị sớm tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.