Khám sức khỏe định kỳ không chỉ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với từng cá nhân trong cộng đồng mà còn đối với các doanh nghiệp trong việc bảo vệ sức khỏe của từng cá thể, người lao động, đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh. Hãy cùng tìm hiểu khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 13 thông qua bài viết dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 13?
Khám sức khỏe định kỳ là thủ tục kiểm tra sức khỏe hàng năm dành cho mọi công dân Việt Nam, được Nhà nước khuyến khích và chú trọng. Đây được xem là phương pháp hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe mỗi người, giúp đánh giá, kiểm tra tình trạng thể chất, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Từ đó, hiệu quả điều trị bệnh được nâng cao, hạn chế nguy cơ mắc bệnh mãn tính và giúp tiết kiệm chi phí chữa trị.
1.1. Quy định chung khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 13
Dựa trên thông tư 13 đã được quy định, học sinh, sinh viên hoặc người lao động phải có giấy khám sức khỏe khi đi dự thi lấy bằng lái xe, tuyển dụng vào các doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp, các chủ sở hữu lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất 1 năm/lần. Đối với các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian khám sức khỏe định kỳ sẽ dựa trên quy định đặc thù của nghề đó.
Giấy chứng nhận sức khỏe phải được áp dụng theo mẫu quy chuẩn ở Phụ lục 2, Thông tư 13 và có dấu giáp lai của cơ sở y tế mà bạn khám sức khỏe tại đó. Hồ sơ khám sức khỏe có giá trị trong 12 tháng kể từ ngày ký. Sổ khám sức khỏe áp dụng theo mẫu đã được đính kèm theo quy định ban hành ở Phụ lục 3, thông tư 13, bao gồm 12 tờ viết theo khổ giấy A4.
Đối với thủ tục thu lệ phí khám sức khỏe, đối tượng khám sức khỏe nộp phí thăm khám theo mức thu viện phí hiện hành, và trực tiếp chi trả tại cơ sở y tế. Riêng với trường hợp doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe người lao động, chủ doanh nghiệp nộp phí theo mức thu viện phí hiện hành.
1.2. Phân biệt giữa khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 13 và theo Thông tư 14
Khám sức khỏe định kỳ vốn là hình thức, thủ tục được thực hiện dựa trên quy định Pháp luật. Tuy nhiên, có rất nhiều người sẽ bị nhầm lẫn giữa thông tư 13 và thông 14 được ban hành về khám sức khỏe cho công dân Việt Nam do có nhiều thông tin được viết về 2 loại thông tư này. Thực tế, khám sức khỏe theo thông tư 14 là bản cập nhật và đã được chỉnh sửa dựa trên thông tư 13. Điều đó có nghĩa thông tư 13 đã không còn hiệu lực và được áp dụng nữa.
Dưới đây là một số thay đổi từ thông tư 13 sang thông tư 14:
Khám sức khỏe theo Thông tư 13 | Khám sức khỏe theo Thông tư 14 | |
Đối tượng áp dụng | – Đối tượng là học sinh, sinh viên và người lao động Việt Nam. – Các chủ sở hữu lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề. | – Đối tượng là người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. – Lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. |
Người kết luận | Thủ trưởng cơ sở khám sức khỏe hoặc người được Thủ trưởng cơ sở khám sức khỏe ủy quyền và phải chịu trách nhiệm về kết luận của mình. | Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh (KBCB) và có thời gian KBCB ít nhất là 54 tháng. |
Phần phụ lục 2 | Chỉ có mẫu giấy chứng nhận sức khỏe chung | Được chia làm 2 loại mẫu giấy khám sức khỏe bao gồm: – Dành cho người dưới 18 tuổi – Dành cho người trên 18 tuổi |
Hiện nay, thủ tục khám sức khỏe định kỳ chỉ áp dụng theo thông tư 14/2013/TT-BYT vì đó là luật ban hành mới nhất và đã được cập nhật, chỉnh sửa từ thông tư cũ. Do đó, khám sức khỏe theo thông tư 13 đã là điều luật lỗi thời và không còn được áp dụng nữa.
2. Quy trình khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 13
Khám sức khỏe định kỳ dựa trên Thông tư 13 được tổ chức theo 2 hình thức: khám sức khỏe tập trung và khám sức khỏe lẻ.
Trong đó, khám sức khỏe tập trung là phương thức các chủ sở hữu lao động, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo dạy nghề tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên của mình. Còn khám sức khỏe lẻ là đối tượng thăm khám tự liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh theo nhu cầu của bản thân.
Tuy nhiên, dù là theo hình thức nào, quy trình thăm khám sức khỏe đều diễn ra giống nhau. Quy trình khám sức khỏe được quy định theo Thông tư 13/2007/TT-BYT diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe
– Chuẩn bị 4 ảnh thẻ 4x6cm (ảnh chụp trong vòng 6 tháng gần nhất)
– Chuẩn bị sẵn lệ phí
– Mang theo giấy tờ tùy thân: CMND/ thẻ căn cước,…
Bước 2: Trong quá trình thăm khám
– Tiếp nhận hồ sơ và hoàn thành thủ tục hành chính trước khi bắt đầu khám
Khám thể lực: đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, chỉ số BMI
Khám cận lâm sàng: bao gồm xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp X-quang, đo mật độ loãng xương,…)
Khám lâm sàng: khám tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, khám mắt…
Khám nội: bác sĩ đọc kết quả và tư vấn người bệnh
– Bác sĩ ghi kết luận vào hồ sơ khám sức khỏe của bệnh nhân
Bước 3: Nhận hồ sơ kết quả khám sức khỏe và xếp loại sức khỏe từ loại I, II, III và IV.
3. Một số mẫu văn bản hành chính ban hành kèm Thông tư 13
Dựa theo Phụ lục 2 và 3 của Thông tư 13/2007/TT-BYT, có 2 loại mẫu văn bản hợp quy chuẩn, bao gồm giấy chứng nhận sức khỏe và sổ khám sức khỏe định kỳ.
– Giấy chứng nhận sức khỏe: là loại hình văn bản chứng minh tình trạng sức khỏe và xếp loại sức khỏe của người lao động hoặc học sinh, sinh viên. Từ đó, doanh nghiệp hoặc các trường, cơ sở giáo dục đánh giá khả năng lao động/học tập để tạo điều kiện một môi trường làm việc/học tập hiệu quả.
– Sổ khám sức khỏe định kỳ: là sổ theo dõi quá trình khám sức khỏe của bệnh nhân, từ đó làm căn cứ cho bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và có kết luận chẩn đoán chính xác.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin hữu ích về khám sức khỏe định kỳ dựa trên Thông tư 13/2007/TT-BYT và áp dụng trong trường hợp cần thiết nhé!