Những điều cần biết về khám mắt định kỳ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Khám mắt định kỳ là một trong những biện pháp bảo vệ và chăm sóc đôi mắt hiệu quả nhất. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn đang xem nhẹ vai trò của việc kiểm tra mắt thường xuyên, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc.

Khám mắt định kỳ là một trong những biện pháp bảo vệ và chăm sóc đôi mắt hiệu quả nhất

Khám mắt định kỳ là một trong những biện pháp bảo vệ và chăm sóc đôi mắt hiệu quả nhất

1. Tại sao cần phải khám mắt định kỳ?

Ngoài việc đảm bảo thị lực bình thường, việc khám mắt thường xuyên còn giúp phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở mắt và điều trị kịp thời. Bởi vì thực tế cho thấy nhiều bệnh về mắt thường không có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào trong giai đoạn đầu.
Một ví dụ điển hình là bệnh tăng nhãn áp, nguyên nhân phổ biến gây suy giảm thị lực ở người cao tuổi. Thông thường bệnh tăng nhãn áp không gây đau đớn và người bệnh rất khó nhận ra có những thay đổi về thị lực lúc đầu. Điều này dẫn tới tình trạng khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển nghiêm trọng, các bác sĩ chỉ có thể ngăn cho bệnh không trở nên tồi tệ hơn, còn thị lực đã mất không thể phục hồi được. Nếu người bệnh kiểm tra mắt thường xuyên, các bác sĩ có thể phát hiện sớm các rủi ro và phương pháp điều trị thích hợp để ngăn ngừa mất thị lực.

2. Bao lâu thì nên đi khám mắt định kỳ?

Theo lời khuyên của các chuyên gia, nên khám mắt định kỳ ít nhất 2 năm/lần.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, nên khám mắt định kỳ ít nhất 2 năm/lần.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, nên khám mắt định kỳ ít nhất 2 năm/lần. Bệnh nhân tiểu đường, người có tiền sử gia đình của bệnh về mắt, người có sức khỏe kém hay đang sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ cho mắt có thể cần kiểm tra mắt ít nhất 1 năm/lần. Bạn có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết lịch khám mắt định kỳ áp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc mắt của bạn.

3. Có phải đồng tử sẽ bị giãn nở trong khi khám mắt?

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể sử dụng thuốc làm giãn nở đồng tử tạm thời để có thể dễ dàng quan sát bên trong mắt. Phương pháp này thường được sử dụng trong kiểm tra đối với các bệnh như đục thủy tinh, bệnh tăng nhãn áp và thoái hóa điểm vàng. Đồng tử giãn nở nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời, do đó người bệnh nên đeo kính râm sau khi khám. Với những trường hợp cảm thấy không an toàn để tự lái xe về nhà sau khi đồng tử bị giãn nở, có thể nhờ sự trợ giúp của người thân hoặc bạn bè.

4. Khi nào thì trẻ bắt đầu khám mắt?

Trẻ em cần khám mắt lần đầu tiên trước khi bắt đầu tới đi học.

Lần khám mắt đầu tiên của trẻ nên bắt đầu khi trẻ chuẩn bị  tới trường.

Lần khám mắt đầu tiên của trẻ nên bắt đầu khi trẻ chuẩn bị tới trường. Các lần khám mắt định kỳ nên được tiến hành 2 – 4 năm/lần cho đến năm 20 tuổi.

5. Những người từ 40 tuổi trở lên có cần khám mắt đặc biệt không?

Những người từ 40 tuổi trở lên không cần khám mắt đặc biệt nhưng cần khám mắt thường xuyên ít nhất 2 năm/lần. Khi tuổi tác tăng, việc đọc sách mà không cần kính sẽ gặp nhiều khó khăn đồng thời cũng dễ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh, tăng nhãn áp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital