Đã có nhiều trường hợp người bệnh đột quỵ trong thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi thời tiết đột ngột. Như vậy ảnh hưởng của thời tiết đến đột quỵ là không thể bỏ qua và có những mối liên hệ giữa chúng.
Menu xem nhanh:
1. Thời tiết có thể làm tăng nguy cơ tạo huyết khối
Thời tiết có thể ảnh hưởng tới đột quỵ bởi khi quá lạnh kèm khí hậu ẩm ướt thì sức khỏe của con người và các mạch máu thường co lại . Khi thời tiết quá nóng ẩm thì cơ thể có thể bị mất nước khiến dễ hình thành huyết khối ở mạch máu và tĩnh mạch, điều này sẽ khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao. Đặc biệt khi bạn phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài.
Nếu thời tiết quá lạnh và cơ thể không đủ nước có thể khiến cơ thể bị thiếu nước và từ đó tăng nguy cơ tạo ra các huyết khối trong cơ thể.
Như vậy, kể cả khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể tác động tới sự co dãn của hệ thống mạch máu và dẫn tới tăng huyết áp. Hoạt động của tim cũng sẽ bị ảnh hưởng do thời tiết. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu như bệnh nhân lớn tuổi và có tiền sử huyết áp cao và không được kiểm soát tốt.
2. Thời tiết có phải là nguyên nhân gây đột quỵ?
2.1 Giải đáp – Ảnh hưởng của thời tiết đến đột quỵ là gì?
Thời tiết có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới đột quỵ không? Câu trả lời là không. Thời tiết không phải là nguyên nhân khiến người bệnh đột quỵ. Nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe dẫn tới đột quỵ, hay hiểu đơn giản chính là gián tiếp gây đột quỵ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, vào khoảng một tháng sau mùa mưa thì tỷ lệ đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ thiếu máu não tăng cao. Như vậy có thể thấy sự liên quan giữa thời tiết và nguy cơ đột quỵ ở cộng đồng.
Thời điểm giao mùa là thời gian có nguy cơ đột quỵ cao bởi lúc này cơ thể chưa hoàn toàn thích nghi với nhiệt độ. Khi thời gian trôi qua lâu thì người bệnh thích nghi dần với thời tiết và nguy cơ cũng theo đó giảm đi.
Một số yếu tố nguy cơ về thời tiết và nhiệt độ đến đột quỵ có thể kể đến như: các phương tiện chống nóng, chống lạnh(điều hòa, máy sưởi…), sự khắc nghiệt của thời tiết vùng miền(sa mạc, bắc cực…)…
2.2 Giải thích về những ảnh hưởng của thời tiết đến đột quỵ
Trong nhiều trường hợp, thời tiết nóng hoặc lạnh chính là yếu tố để thúc đẩy tăng nguy cơ đột quỵ nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp.
Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khi cơ thể lên tới 40 độ, có thể gặp phải hiện tượng đột quỵ vì tăng thân nhiệt.
Như vậy có thể đánh giá rằng, thời tiết sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới bệnh đột quỵ, tuy nhiên không phải là 100%. Bạn cần lưu ý hợn về vấn đề thời tiết, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có những bệnh lý nguy cơ cao gây bệnh như: máu nhiễm mỡ, thiếu máu, mạch vành, tim mạch…
3. Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh đột quỵ theo thời tiết
3.1 Phòng tránh sớm đột quỵ nói chung bằng cách tầm soát phát hiện sớm nguy cơ
Hiện nay có những gói khám tầm soát và phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ từ các bệnh lý nguy hiểm có thể kể đến như: tim mạch, mạch vành, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, rung nhĩ…
Thông qua đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe và nguy cơ đột quỵ từ bệnh lý giúp bạn ngăn chặn từ sớm.
3.2 Phòng tránh đột quỵ trong mùa nắng nóng
– Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài
– Không hoạt động thể lực quá sức thời điểm nắng nóng
– Uống nước nhiều để tránh cơ thể bị thiếu nước
– Kiểm soát và điều trị các bệnh lý nền, đặc biệt là cao huyết áp vì bệnh có thể phát triển trong thời tiết khắc nghiệt
– Người lớn tuổi, người béo phì hoặc người có các bệnh lý nền kèm theo cần chú ý bảo vệ cơ thể trong thời tiết nắng nóng
– Sử dụng quạt và máy lạnh an toàn và hữu hiệu, không lạm dụng quá mức điều hòa.
3.3 Phòng tránh đột quỵ trong mùa lạnh
Mùa lạnh, các mạch máu co lại và việc vận chuyển máu lên não sẽ có sự ảnh hưởng nhất định. Điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe là bạn cần giữ cho cơ thể ấm áp và bỏ những thói quen xấu:
– Mặc đồ ấm áp, giữ ấm cho cơ thể khi ra ngoài
– Tập luyện thể dục nhẹ nhàng làm nóng cơ thể
– Ăn nhiều các loại rau củ quả hàng ngày
– Uống nhiều nước, chủ yếu là nước ấm
– Điều trị những bệnh lý ảnh hưởng tới việc lưu thông máu
– Sử dụng một số thực phẩm giúp chống huyết khối và phòng tránh đột quỵ
– Tuyệt đối không nên ra lạnh ngay sau khi thức dậy
– Hạn chế hay bỏ thói quen rượu bia, nhậu nhẹt, bỏ thuốc lá
– Không ăn uống quá mặn, dầu mỡ và hạn chế thức khuya.
Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về ảnh hưởng của thời tiết đến đột quỵ. Hi vọng sau khi tìm hiểu những thông tin này, bạn sẽ chủ động phòng ngừa và có những biện pháp ngăn chặn phù hợp đột quỵ để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh.